Học tập đạo đức HCM

Huế: Giống cây trồng đặc thù, vắc-xin phòng bệnh và thức ăn chăn nuôi thiếu hụt

Thứ hai - 07/12/2020 04:51
Một số khu vực canh tác cây trồng mang tính đặc trưng tại Thừa Thiên - Huế đang gặp khó khăn trong việc tìm mua giống. Cùng với đó, chăn nuôi cũng đang thiếu hụt thuốc phòng bệnh và thức ăn.
t36.jpg
Trong trường hợp không tìm được giống cây trồng đặc thù (hành lá, ném…), người dân sẽ chuyển đổi cây trồng.

Một số loài cây trồng đặc thù bị thiếu giống

Bà Hoàng Thị Thuyền (61 tuổi, trú tại phường Hương Văn, thị xã Hương Trà) cho biết, trong đợt lụt vừa qua, toàn bộ hành lá của địa phương bị hư hỏng.

Theo bà Thuyền, ngay sau đợt lụt đầu tiên, một số hộ đã chủ động mang hạt hành giống ra trồng lại nhưng các đợt lụt kế tiếp khiến toàn bộ số hành giống này bị hư hỏng.

Ông Lê Tiếp (74 tuổi, thôn Cổ Bưu, phường Hương Văn) cho hay, thông thường, thời điểm này người dân tại phường sẽ trồng hành để đến khoảng tháng 2 âm lịch thu hoạch hạt. Hạt giống này được cất trữ để trồng trong các vụ tiếp theo. Nếu bây giờ trồng hành từ hạt giống sẽ không kịp thu hoạch và ảnh hưởng đến tiến độ của các vụ sau.

Anh Lê Quang Đức (40 tuổi, trú tại phường Hương Văn) chia sẻ, thời điểm này, giá hạt hành giống lên tới 400.000 đồng/lon và thời tiết chưa thuận lợi nên người dân không dám đầu tư. Thời điểm bình thường thì giá cây hành giống khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg, bây giờ khoảng 100.000 đồng/kg mà cũng không có hàng nữa.

t37a.jpg
Giá thuê máy cày ruộng vụ đông xuân khoảng 100.000 đồng/sào (500 m2).

Theo nhiều người dân tại phường Hương Long (thành phố Huế), thời điểm hiện tại, việc trồng trọt của người dân còn phải đối mặt với sự phá phách của chuột đồng.

Ông Hồ Sung (67 tuổi, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang) trao đổi, xã  đã hướng dẫn người dân đăng ký giống lúa để có hướng hỗ trợ. Theo tính toán, mỗi sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) ruộng cần khoảng 5kg lúa giống. Vụ đông xuân năm nay, Vinh Hà định hướng người dân canh tác giống lúa KH1. Ông Hồ Sung đánh giá, dù năng suất có phần kém hơn so với giống Khang dân nhưng bù lại giống lúa KH1 có thân cây cứng hơn nên có thể chống chịu được đổ ngã tốt hơn.

Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Quý Thảo cho biết, hiện tại, nguồn giống do Trung ương và tỉnh hỗ trợ đã được chuyển đến các địa phương để tiến hành cấp phát cho người dân.

“Tính đến thời điểm hiện tại, việc canh tác vụ đông xuân 2020 – 2021 sẽ diễn ra đúng tiến độ. Trong đó, các loại giống lúa, ngô… cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của người dân toàn tỉnh.

t37b.jpg
Người dân tranh thủ thu hoạch những luống rau còn sót lại sau bão lụt.

Trên địa bàn đang gặp khó khăn về giống cây thanh trà và sắn (trước đó bị bệnh khảm lá trên diện rộng)…; cùng với đó là một số loại giống cây đặc thù như hành lá, ném (hành tăm)… do không có trong nguồn dự trữ quốc gia nên còn thiếu. Đơn vị đang hướng dẫn các địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở bán giống sạch để tiến hành mua giống canh tác. Nếu không tìm được giống thì hướng dẫn người dân chuyển đổi canh tác với quyết tâm không để đất trống”, ông Thảo trao đổi.

Thiếu vắc-xin phòng bệnh và thức ăn cho vật nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế thống kê, các đợt lụt bão vừa qua khiến toàn tỉnh có 3.921 con gia súc (gồm 287 con trâu, bò, bê, nghé; 746 con dê; 2.507 con lợn; 381 vật nuôi khác) và 751.974 con gia cầm bị chết, bị trôi. Có 343,95 tấn thức ăn chăn nuôi và hơn 20.000 quả trứng gia cầm bị hư hỏng. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi thiệt hại 4.092 triệu đồng.

t37.jpg

Người dân Thừa Thiên - Huế đang có nhu cầu rất lớn và cấp thiết về vắc-xin phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi.

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn số 7759/BNN-CN ngày 09/11/2020 về việc hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên - Huế khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão lũ. Trong đó, hỗ trợ 110.000 con gà giống 01 ngày tuổi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đề nghị Bộ nghiên cứu hỗ trợ kinh phí úm hoặc chuyển sang hỗ trợ gà ít nhất đến 21 ngày tuổi để giúp nông dân chăn nuôi đạt hiệu quả tốt hơn.

Cùng với đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/11/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Hưng cho biết, nhờ nguồn hỗ trợ của Trung ương và tỉnh nên đến nay, giống vật nuôi cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu người dân trên địa bàn.

“Bây giờ người dân đang rất cần nguồn vắc-xin để phòng bệnh cho vật nuôi. Đặc biệt là vắc - xin dành cho gia cầm như Gumboro, Newcastle… Ước tính nhu cầu khoảng 110.000 liều mỗi loại, tương ứng để tiêm cho 110.000 con gia cầm giống. Bên cạnh đó, người dân chăn nuôi vật nuôi trên cạn còn có nhu cầu khoảng 30 tấn thức ăn”, ông Hưng thông tin.

 Văn Nghĩa/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,301,588
  • Tổng lượt truy cập88,656,658
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây