Học tập đạo đức HCM

Hưng Yên: Nuôi bò thịt ít rủi ro, đỡ lo bệnh

Thứ ba - 04/08/2020 06:08
Những năm gần đây, đàn bò trên địa bàn Hưng Yên không ngừng tăng về số lượng, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trước dịch tả lợn châu Phi.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi năm 2019, bò thịt được nhiều người chăn nuôi ở Hưng Yên lựa chọn nuôi. Nuôi bò rủi ro thấp hơn lợn, các bệnh trên bò đều dễ phòng chống và chữa trị. Ảnh: HG

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi năm 2019, bò thịt được nhiều người chăn nuôi ở Hưng Yên lựa chọn nuôi. Nuôi bò rủi ro thấp hơn lợn, các bệnh trên bò đều dễ phòng chống và chữa trị. Ảnh: HG

Bò thịt chất lượng cao đang ngày càng chiếm số lượng lớn trong tổng đàn đại gia súc của tỉnh. Ảnh: HG

Bò thịt chất lượng cao đang ngày càng chiếm số lượng lớn trong tổng đàn đại gia súc của tỉnh. Ảnh: HG

Nguồn cỏ tự nhiên dồi dào, nguồn thức ăn thô xanh phong phú, lại sẵn có các loại phụ phẩm nông nghiệp, Hưng Yên là tỉnh có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ảnh: HG

Nguồn cỏ tự nhiên dồi dào, nguồn thức ăn thô xanh phong phú, lại sẵn có các loại phụ phẩm nông nghiệp, Hưng Yên là tỉnh có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ảnh: HG

Ông Nguyễn Văn Vẻ ở xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu chia sẻ: Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, gia đình đã tìm hiểu nhiều vật nuôi thay thế và lựa chọn nuôi bò thịt vì ít bệnh, rủi ro thấp, khá hiệu quả. Ảnh: HG

Ông Nguyễn Văn Vẻ ở xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu chia sẻ: Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, gia đình đã tìm hiểu nhiều vật nuôi thay thế và lựa chọn nuôi bò thịt vì ít bệnh, rủi ro thấp, khá hiệu quả. Ảnh: HG

Chủ động được thức ăn, chủ động được con giống, là những lợi thế rất lớn của người chăn nuôi đại gia súc, quyết định chất lượng và hiệu quả chăn nuôi lâu dài. Ảnh: HG

Chủ động được thức ăn, chủ động được con giống, là những lợi thế rất lớn của người chăn nuôi đại gia súc, quyết định chất lượng và hiệu quả chăn nuôi lâu dài. Ảnh: HG

Đàn bò trên địa bàn tỉnh đã được Sind hóa hàng chục năm nay, từ những giống bò vàng, bò cóc được lai giống bò Sind ngoại để cải tạo giống, tăng năng suất, chất lượng thịt. Những năm gần đây, đàn bò tiếp tục được lai 3 máu với các giống bò chất lượng cao, chuyên thịt như: Angus, Red Angus, BBB, Red Brahman. Ảnh: HG

Đàn bò trên địa bàn tỉnh đã được Sind hóa hàng chục năm nay, từ những giống bò vàng, bò cóc được lai giống bò Sind ngoại để cải tạo giống, tăng năng suất, chất lượng thịt. Những năm gần đây, đàn bò tiếp tục được lai 3 máu với các giống bò chất lượng cao, chuyên thịt như: Angus, Red Angus, BBB, Red Brahman. Ảnh: HG

Ban đầu, gia đình ông Vẻ chỉ dám nhập 5 con để nuôi do nguồn vốn còn hạn hẹp cũng như phải thử nghiệm hiệu quả hay rủi ro ra sao. Thấy hiệu quả gia đình đã mua thêm, tới thời điểm hiện tại có tới hơn 100 con bò BBB. Ảnh: HG

Ban đầu, gia đình ông Vẻ chỉ dám nhập 5 con để nuôi do nguồn vốn còn hạn hẹp cũng như phải thử nghiệm hiệu quả hay rủi ro ra sao. Thấy hiệu quả gia đình đã mua thêm, tới thời điểm hiện tại có tới hơn 100 con bò BBB. Ảnh: HG

Gia đình ông Vẻ còn tận dụng phân bò xử lý qua các công đoạn cuối cùng ép thành phân bón dùng để bón cây hoặc bán cho những hộ dân trồng rau giúp tăng thu nhập cho gia đình và quan trọng nhất là đảm bảo môi trường. Ảnh: HG

Gia đình ông Vẻ còn tận dụng phân bò xử lý qua các công đoạn cuối cùng ép thành phân bón dùng để bón cây hoặc bán cho những hộ dân trồng rau giúp tăng thu nhập cho gia đình và quan trọng nhất là đảm bảo môi trường. Ảnh: HG

Gia đình ông Vẻ thuê và mua thêm đất của người dân xung quanh được khoảng 10 mẫu để trồng cỏ, chuối làm nguồn thức ăn sạch cho bò. Ảnh: HG

Gia đình ông Vẻ thuê và mua thêm đất của người dân xung quanh được khoảng 10 mẫu để trồng cỏ, chuối làm nguồn thức ăn sạch cho bò. Ảnh: HG

Để hỗ trợ người chăn nuôi trong phát triển đàn đại gia súc, tỉnh đang hỗ trợ 100% kinh phí tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho trâu, bò định kỳ 2 lần/năm. Ảnh: HG

Để hỗ trợ người chăn nuôi trong phát triển đàn đại gia súc, tỉnh đang hỗ trợ 100% kinh phí tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho trâu, bò định kỳ 2 lần/năm. Ảnh: HG

HƯNG GIANG/ Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay23,763
  • Tháng hiện tại294,339
  • Tổng lượt truy cập90,357,732
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây