Học tập đạo đức HCM

Nâng giá trị sản xuất tại các làng nghề

Thứ hai - 23/08/2021 11:44
Quảng Ninh hiện có gần 30 nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống. Thời gian qua, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất được các làng nghề chú trọng, nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, góp phần giữ gìn, phát triển nghề và các làng nghề.


Công nhân làm gốm tại Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (TX Đông Triều).

Nghề sản xuất gốm sứ tại TX Đông Triều đã có lịch sử gần 200 năm. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 11 doanh nghiệp và 54 cơ sở sản xuất gốm sứ, tập trung chủ yếu tại các xã, phường: Yên Thọ, Xuân Sơn, Bình Dương, Đức Chính. Những năm gần đây, nghề gốm sứ Đông Triều đã được tăng cường đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, cũng như thân thiện môi trường.

Tiêu biểu như nung gốm bằng khí gas công nghệ, tráng men, tạo hình công nghệ in 3D, hệ thống chế biến nguyên liệu hiện đại… Qua đó, đưa ra thị trường những sản phẩm gốm sứ chất lượng, tính mỹ thuật độc đáo, được người tiêu dùng ưa chuộng và đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Hằng năm, lượng gốm sứ sản xuất tại Đông Triều đạt xấp xỉ 80.000 sản phẩm.

Hay như tại làng trồng, chế biến chè Quảng Long (huyện Hải Hà), từ năm 1965 cây chè được đưa vào trồng thử nghiệm tại đây, bởi sự phù hợp với khí hậu và điều kiện đất đai. Hiện Quảng Long là xã có diện tích trồng chè lớn nhất của Hải Hà với hơn 400ha, chiếm hơn 40% diện tích toàn huyện.


Chế biến chè Ngọc Thúy tại Cơ sở sản xuất chè Dũng Nga (huyện Hải Hà). Ảnh: Quế Ninh

Để giữ gìn và phát triển thương hiệu chè Hải Hà, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, người trồng và chế biến chè không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh khâu trồng đảm bảo quy trình VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè đặc biệt chú trọng áp dụng công nghệ sao, sấy hiện đại, nhằm đạt năng suất, chất lượng cao cho sản phẩm.

Có thể kể đến như Cơ sở chế biến chè Dũng Nga đã xây dựng 1 xưởng chế biến chè rộng 1.500m2 với 2 dây chuyền hoạt động theo công nghệ tiên tiến của Việt Nam và Đài Loan. Nhờ đó, nâng công suất chế biến lên 8-12 tấn chè tươi mỗi ngày, đưa ra thị trường hơn 1 tấn chè thành phẩm.

Hay như Công ty TNHH Thuấn Quỳnh đã đầu tư các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất chế biến chè theo nhiều chủng loại như trà nhúng, đóng túi, đóng hộp, hút chân không… mẫu mã đa dạng, tiện lợi, nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm chè của đơn vị cũng đang là một trong những sản phẩm OCOP của huyện Hải Hà, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện mỗi năm Công ty Thuấn Quỳnh sản xuất 1.500 tấn chè thành phẩm, xuất khẩu khoảng 1.000 tấn chè khô sang thị trường Đài Loan và các nước Tây Âu.


Người trồng hoa ở làng hoa Hoành Bồ (TP Hạ Long) đã ứng dụng công nghệ trồng hoa hiện đại, kiểm soát nhiệt độ, môi trường nhằm nâng cao giá trị thương hiệu hoa Hoành Bồ.

Để tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững, thời gian qua, ngành KH&CN phối hợp với các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề đổi mới, áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề truyền thống và hỗ trợ cho một số làng nghề đăng ký nhãn hiệu tập thể; cập nhật thông tin về rào cản thương mại và hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng, hợp lý hóa lao động sản xuất… Đồng thời, tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm mới, độc đáo; đẩy mạnh việc đăng ký thương hiệu để giữ bản quyền đối với một số sản phẩm tiêu biểu của cơ sở, làng nghề.

Yến Vy
https://www.quangninh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay24,234
  • Tháng hiện tại182,620
  • Tổng lượt truy cập101,942,163
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây