Học tập đạo đức HCM

Nghề nuôi tằm gặp khó vì khan hiếm nguồn giống

Thứ sáu - 16/10/2020 10:10
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã và đang mang lại nguồn thu nhập lớn cho người thực hiện nhưng giống sản xuất phụ thuộc vào Trung Quốc.

Ngày 16/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Lâm Đồng tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp 'Phát triển nuôi tằm bền vững theo hướng xuất khẩu'.

Nghề trồng dâu nuôi tằm hình thành từ lâu đời và là nghề mang lại thu nhập cao cho người thực hiện. Ảnh: Minh Hậu.

Nghề trồng dâu nuôi tằm hình thành từ lâu đời và là nghề mang lại thu nhập cao cho người thực hiện. Ảnh: Minh Hậu.

Theo Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 20 nghìn hộ dân trồng dâu nuôi tằm và khoảng 250 cơ sở ươm nuôi tằm con. Do vậy, mỗi năm cả nước cần khoảng 0,5-0,6 triệu hộp tằm giống để nuôi.

Theo Cục chăn nuôi, cả nước có 32 tỉnh phát triển nghề dâu tằm với tổng diện tích trên 10 nghìn ha. Năm 2019, cả nước sản xuất trên 9 nghìn tấn kén.

Nghề trồng dâu nuôi tằm được đánh giá là nghề truyền thống và mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân. Tuy nhiên, nhiều năm qua, người nuôi tằm phải phụ thuộc vào nguồn giống từ Trung Quốc nên chịu nhiều ảnh hưởng. Điển hình như bối cảnh dịch bệnh Covid-19 năm nay, việc nhập khẩu giống tằm gặp khó khăn nên người dân khó có được con giống để nuôi, việc sản xuất bị gián đoạn.
Nguồn giống tằm phụ thuộc vào Trung Quốc nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Minh Hậu.

Nguồn giống tằm phụ thuộc vào Trung Quốc nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Minh Hậu.

Trước vấn đề khan hiếm nguồn giống, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, các Bộ, ngành Trung ương cần có giải pháp chủ động nguồn giống. Trong đó, cần thực hiện phương án nhập khẩu chính ngạch giống tằm từ Trung Quốc.

Chung quan điểm, đại diện Cục chăn nuôi cũng cho rằng, người trồng dâu nuôi tằm đang gặp khó khăn vì khan hiếm trứng giống. Do vậy, Cục sẽ đề nghị Bộ NN-PTNT làm việc với các đơn vị có chức năng để nhập khẩu chính ngạch giống tằm phục vụ sản xuất. Đồng thời thực hiện nghiên cứu, sản xuất giống để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Minh Hậu/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay61,097
  • Tháng hiện tại1,344,689
  • Tổng lượt truy cập94,872,243
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây