Học tập đạo đức HCM

Ninh Bình: Nghề khêu loài ốc bé bằng ngón tay, ruột nhỉnh hơn cái đầu đũa, già trẻ gái trai ai cũng làm được

Thứ hai - 17/05/2021 23:20
Tranh thủ thời gian rỗi, những người phụ nữ xã Ân Hòa (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) lại kiếm thêm thu nhập từ nghề khêu ruột ốc hột thuê. Đây là việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhanh tay, tinh mắt và đặc biệt chịu khó.

Nghề đòi hỏi nhanh tay, tinh mắt

Có mặt tại hộ gia đình bà Vũ Thị Sáng xóm 10, xã Ân Hòa (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN quan sát có khoảng 5-6 người phụ nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau đang miệt mài khêu ruột ốc hột. Dụng cụ để khêu ruột ốc, thường được phụ nữ nơi đây làm từ một cây kim bằng sắt, mài thật nhọn một đầu.

Bà Vũ Thị Sáng nói: "Gia đình tôi đã thu mua  ốc hột ở các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình… nhiều năm nay. Bình quân mỗi ngày tôi thu mua khoảng 50-70 kg ốc hột sống với giá 10.000 đồng/kg và về sơ chế, khêu ruột bán 60.000-70.000 đồng/kg".

Ninh Bình: Thêm thu nhập từ nghề khêu ruột con ốc hột - Ảnh 2.

Giá bán 1 kg ruột ốc hột đã khêu sẵn từ 60.000-70.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Thượng

"Tôi thường đóng ruột ốc hột thành từng túi loại 1kg và bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cũng có thời điểm bán ở ngoài Hà Nội. Nghề khêu ruột ốc này đòi hỏi phải nhanh tay, tinh mắt, kiên nhẫn mới làm được, có người khêu mấy tiếng được 10kg ruột", bà Vũ Thị Sáng nói thêm.

Ninh Bình: Thêm thu nhập từ nghề khêu ruột con ốc hột - Ảnh 3.

Luộc ốc hột sôi khoảng 2-3 phút là chín đều. Ảnh: Vũ Thượng

Lưu ý, khi luộc ốc phải đậy vung, đặt nồi lên bếp đun đều lửa. Khi ốc sôi trào, lập tức mở vung, đảo lên một lượt, thấy vẩy ốc bong đều là được. Không nên đun lâu quá kẻo ruột ốc thụt vào trong và đứt đoạn, rất khó khêu".

Ninh Bình: Thêm thu nhập từ nghề khêu ruột con ốc hột - Ảnh 4.

Ốc hột đã luộc chín đợi cho nguội là bắt đầu công đoạn khêu lấy ruột. Anh: Vũ Thượng

Bà Nguyễn Thị Hiền (xóm 3, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn) kể: "Tôi đi khêu ốc thuê được 3 năm, công việc khêu ốc cũng nhẹ nhàng, tranh thủ những lúc rảnh làm kiếm thêm thu nhập. Có ngày khêu được khoảng 10 kg là đã có được 100.000 đồng".

Dễ bắt, dễ mua, dễ bán

Ốc hột sinh sống khắp nơi, kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng. Ốc bám trên các thân cây mục dưới nước, dạ cầu và hiện diện ở các con mương dẫn nước vào ruộng. Loài thân mềm nhỏ bé nhưng lại có một sức sống khá mãnh liệt. Con ốc hột có nhiều nhất vào mùa mưa khoảng tháng 3 hằng năm.

Ninh Bình: Thêm thu nhập từ nghề khêu ruột con ốc hột - Ảnh 5.

Ảnh: Vũ Thượng

Bà Hoàng Thị Huê (xóm 11, xã Định Hóa, huyện Kim Sơn) nói: "Vợ chồng tôi làm nghề đi cào ốc hột (bắt ốc) 10 năm nay rồi, hôm nay 2 vợ chồng bán được 500.000 đồng. Chúng tôi đi cào ốc bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều cùng ngày là về. Nghề cào ốc hột này tuy không vất vả lắm nhưng thường ngâm mình trong nước lạnh nhiều giờ. Tuy nhiên, nếu hôm may mắn thì cũng được khoảng 1.000.000 đồng, còn bình quân cứ 300.000-500.000 đồng/ngày".

Ninh Bình: Thêm thu nhập từ nghề khêu ruột con ốc hột - Ảnh 6.

Dụng cụ dùng để cào ốc hột (bắt ốc) được làm từ các thanh sắt nhỏ đan vào nhau. Ảnh: Vũ Thượng

Theo quan sát, loại ốc hột mà chị Hoàng Thị Huê bắt về bán khêu lấy ruột, ốc to cỡ đầu ngón trỏ, vỏ màu nâu thẫm và cứng, gần như một màu, không có đốm hay vạch.

Ngoài ra, các vòng xoắn phồng nổi có rãnh sâu. Chiều cao của tháp ốc gần bằng với lỗ miệng của vỏ, làm cho ốc có dạng thấp với bề ngang rộng. Lỗ miệng của vỏ tròn hay hơi bàu, vành miệng sắc.

Ninh Bình: Thêm thu nhập từ nghề khêu ruột con ốc hột - Ảnh 7.

Ruột ốc hột đã khêu sẵn tiện lợi cho việc chế biến các món ăn ngon. Ảnh: Vũ Thượng

Được biết, ruột ốc hột thường được các bà nội chợ mua về chế biến các món ăn như: Ốc nấu chuối đậu, ốc nấu canh, ốc xào sả ớt, gỏi ốc hột trộn bắp chuối và chả ốc…đều rất ngon. Tuy nhiên, món ốc hột luộc là món ăn dân dã vừa ngon, vừa dễ chế biến lại không tốn tiền, hiện diện ở khắp nơi.

Theo Vũ Thượng
https://danviet.vn/ninh-binh-nghe-kheu-loai-oc-be-bang-ngon-tay-ruot-nhinh-hon-cai-dau-dua-gia-tre-gai-ai-ai-cung-lam-duoc-2021051408482391.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay30,869
  • Tháng hiện tại332,438
  • Tổng lượt truy cập92,710,102
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây