Học tập đạo đức HCM

Tập trung chăm sóc lúa Hè Thu giai đọan giữa và cuối vụ

Thứ ba - 27/07/2021 07:21
Thời điểm hiện tại, các trà lúa Hè Thu đã bước vào giai đoạn cuối đẻ nhánh, một số diện tích gieo cấy sớm đã bước vào thời kỳ phân hóa đòng. Lúa ở giai đoạn này sẽ xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại như: Khô vằn, sâu cuốn lá, rầy lưng trắng... Việc chăm sóc tốt cho lúa từ nay đến cuối vụ sẽ đảm bảo cho năng suất, chất lượng lúa gạo sau này cao hơn.

Những năm gần đây, sản xuất vụ hè thu luôn chịu ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện thời tiết và sự thiếu hụt nguồn nước. Tuy nhiên, so với những năm trước, năm nay với sự chủ động ngay từ đầu vụ, các điều kiện phục vụ cho sản xuất được người dân đánh giá cơ bản thuận lợi. Để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt góp phần vào việc nâng cao năng suất cây trồng, thời gian qua công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã được các địa phương, phòng chuyên môn bám sát, chỉ đạo định hướng theo nguyên tắc 4 đúng, qua đó giúp nâng cao nhận thức của nông dân và kịp thời xử lý tình trạng sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng.

Thời gian này, bà con nông dân đang tích cực chăm sóc lúa hè thu với các biện pháp như: bón phân thúc giai đoạn cuối đẻ nhánh và đón đòng, đồng thời chú trọng phòng trừ sâu bệnh như: sâu cuốn lá, rầy lưng trắng và bệnh khô vằn.

 

1 106

Cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đang kiểm tra sâu bệnh trên lúa Hè Thu

 Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, đến nay, các trà lúa Hè Thu đã bước vào giai đoạn cuối đẻ nhánh, một số diện tích gieo cấy sớm tại các vùng ngoài đê huyện Đức Thọ, phía Nam huyện Cẩm Xuyên, bãi ngang huyện Thạch Hà bước vào thời kỳ phân hóa đòng, sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, trong những ngày qua do tình hình thời tiết có nhiều thay đổi, nắng nưa xen kẽ  nên tình hình ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ đã phát sinh ở một số diện tích thuộc các huyện ven biển như: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà...Theo các nhà chuyên môn, ngộ độc phèn khả năng xuất hiện suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa.

 

2 64

Giai đoạn này, bà con cần lưu ý đối tượng sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa Hè Thu để phát hiện phòng trừ kịp thời, hiệu quả

Ngoài ra, ở giai đoạn này đã xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, mật độ trung bình 5-7 con/1m2, nơi cao 10-15 con/1 m2. Sâu chủ yếu tuổi 3 tuổi 4, diện tích bị sâu phá hoại gần 30 ha tập trung ở các huyện Can Lộc, Đức Thọ và Lộc Hà. Bệnh khô vằn phát sinh gây hại ở các chân ruộng bón thừa đạm, gieo cấy dày, tỷ lệ trung bình 5-7%, nơi cao từ 10-20%, diện tích bị nhiễm 38 ha ở các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Thạch Hà. Bệnh vàng lá sinh lý xuất hiện ở những vùng không chủ động nước tưới thuộc các địa bàn: Cẩm Xuyên, Hương Khê và Vũ Quang...

Hiện nay, toàn hệ thống Bảo vệ thực vật đang tập trung cao cho công tác điều tra phát hiện, dự báo kịp thời, chính xác tình hình phát sinh dịch hại. Tham mưu, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng trừ có hiệu quả, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ để chỉ đạo nông dân phòng trừ trên những diện tích có mật độ sâu cao. Đặc biệt, đối với sâu cuốn lá nhỏ, dự báo sẽ có lứa sâu mới xuất hiện trong thời gian tới và giai đoạn này sâu sẽ gây hại trên lúa đã làm đòng, trổ bông đến ngậm sữa và trực tiếp tấn công trên lá đòng nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Mặc dù tính đến thời điểm này, các loại cây trồng vẫn an toàn với sâu bệnh, nhưng bà con nông dân vẫn phải thường xuyên nâng cao ý thức cảnh giác, giành thế chủ động đối với những đối tượng gây hại. Chính quyền các địa phương và cơ quan chuyên môn cần tăng cường phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giúp nông dân nắm bắt được thông tin, nhận biết về các loại sâu bệnh, sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời trước khi lây lan thành dịch.

Nguyễn Hoàn/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,323,264
  • Tổng lượt truy cập88,681,420
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây