Học tập đạo đức HCM

Việt Nam học được gì từ nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 thế giới?

Chủ nhật - 27/06/2021 06:49
Khi phát triển ngành thủy sản, Na Uy luôn chú trọng tới mục tiêu bảo vệ thiên nhiên, năng lực tay nghề của công nhân, công nghệ đổi mới sáng tạo và tính bền vững.
Bà Grete Lochen (phải) thăm lồng cá của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản I tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.

Bà Grete Lochen (phải) thăm lồng cá của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản I tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.

Theo Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Lochen, với đường bờ biển dài hơn 101.000 km, Na Uy là quốc gia có ngành thủy sản phát triển rất lâu đời và mạnh mẽ. Hiện nay, Na Uy là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 trên thế giới, mỗi ngày cung cấp khoảng 37 triệu bữa ăn hải sản cho 150 quốc gia.

"Việt Nam là thị trường tiềm năng cho sản phẩm cá hồi, cá thu và cua Hoàng đế của Na Uy. Chúng tôi luôn quan tâm theo dõi tình hình thị trường Việt Nam và rất kỳ vọng vào sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu giữa 2 nước trong tương lai",

(Ông Asbjorn Warvik Rortveit).

Đại sứ Grete Lochen cho biết: Quản lý nguồn lợi biển một cách trách nhiệm là trọng tâm của ngành thủy sản Na Uy. Đúc rút từ những kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản của mình, Na Uy đã đi một chặng đường dài để trở thành một quốc gia xuất khẩu thủy sản với sản phẩm cá hồi nổi tiếng. Chặng đường đó bắt đầu từ việc đánh bắt tự do tới tuân thủ các quy định chặt chẽ và đặt ra chuẩn mực để quản lý bền vững nguồn lợi đại dương.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Asbjorn Warvik Rortveit, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Thủy sản Na Uy đánh giá, hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản giữa Việt Nam và Na Uy đang ngày càng phát triển.

“Việt Nam có nhiều sản phẩm thủy sản mà người tiêu dùng Na Uy quan tâm. Sự đa dạng của các mặt hàng thủy sản có vỏ của Việt Nam, đặc biệt là các loại tôm, có tiềm năng phát triển rất lớn”, ông Asbjorn cho hay.

Chia sẻ về những giải pháp để giải quyết những khó khăn của Na Uy trong việc xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới, ông Asbjorn cho biết khi phát triển ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng, Na Uy luôn chú trọng tới mục tiêu bảo vệ thiên nhiên, năng lực tay nghề của công nhân, công nghệ đổi mới sáng tạo và tính bền vững.

 Ông Asbjorn chia sẻ, Na Uy luôn chú trọng tới mục tiêu bảo vệ thiên nhiên mang tính bền vững cho ngành thủy sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

 Ông Asbjorn chia sẻ, Na Uy luôn chú trọng tới mục tiêu bảo vệ thiên nhiên mang tính bền vững cho ngành thủy sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đây cũng là trọng tâm của Na Uy khi xúc tiến việc xuất khẩu thủy sản của Na Uy ra thị trường quốc tế. Mô hình của Na Uy đã rất thành công, nhờ đó, nước này không chỉ xuất khẩu được sản phẩm thủy sản mà còn quản lý được những nguồn lợi từ cá trích và cá tuyết với trữ lượng lớn nhất thế giới và một số loài vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh khác.

Trong nhiều thập kỷ, Na Uy đã và đang là ngọn cờ đầu về tính bền vững, là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia khác trong việc xây dựng luật pháp và quy định để bảo vệ trữ lượng cá, xuất khẩu thủy sản, chia sẻ kinh nghiệm quản lý với các nước đang hoặc chưa phát triển, đồng thời tìm cách phát triển và duy trì bền vững các nguồn lợi đại dương.

Việc thành lập Hội đồng Thủy sản Na Uy năm 1991 là một trong những chìa khóa quan trọng giúp Na Uy thành công. Hội đồng đã phát triển và quảng bá trên toàn cầu thương hiệu “Hải sản đến từ Na Uy” và với thương hiệu đó, Na Uy luôn đảm bảo các giá trị đi kèm với sản phẩm cho khách hàng.

"Việt Nam nên cân nhắc thành lập một tổ chức của Nhà nước hoặc của ngành thủy sản chuyên thực hiện các hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm cho các nhà sản xuất", ông Asbjorn Warvik Rortveit hiến kế.

Phạm Hiếu/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập557
  • Hôm nay98,847
  • Tháng hiện tại834,957
  • Tổng lượt truy cập93,212,621
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây