Học tập đạo đức HCM

"Đòn bẩy” đưa sứa ép vùng biển ngang Thạch Hà vươn xa

Chủ nhật - 10/10/2021 09:36
Khai thác sản vật vùng biển ngang Thạch Hà, ông Nguyễn Đình Dung (thôn Đại Tiến, xã Thạch Trị) đã nâng tầm sản phẩm sứa Mai Dung đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và đang nỗ lực đưa hương vị của Hà Tĩnh vươn ra thị trường quốc tế.

Tại vùng biển ngang Thạch Hà, trước đây, do sứa chỉ được xuất bán làm nguyên liệu thô, giá trị kinh tế không cao nên ngư dân chẳng mấy mặn mà.

135d5151402t8020l2 131d4115344t81354l0

Thành viên Tổ hợp tác sứa ép Mai Dung làm sạch sứa để đưa vào chế biến.

Trăn trở trước tình trạng đó, năm 2008, ông Nguyễn Đình Dung (thôn Đại Tiến, xã Thạch Trị) lặn lội ra các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định... học nghề chế biến, sản xuất các sản phẩm từ sứa biển.

Sau vài tháng học việc, ông “bỏ túi” được một số kinh nghiệm rồi đi tới quyết định táo bạo: vay vốn ngân hàng để thu mua sứa biển cho ngư dân trong vùng. Không ít người ngờ vực về tính khả thi từ quyết định của ông Dung, tuy nhiên, bà con ngư dân lại khấp khởi hy vọng về hướng tiêu thụ cho sản vật quê hương.

135d5151137t1657l9 131d4113701t36218l0

Sứa là nguồn nguyên liệu khá dồi dào của vùng biển ngang Thạch Hà.

Từ thời điểm đó, bà con tấp nập đưa đến nhập sứa cho ông Dung. Thời gian đầu, ngư dân đến nhập sứa rất đông nhưng do ông Dung chưa có nhiều kinh nghiệm bảo quản, sơ chế nên số lượng sứa mua vào bị hư, phải bỏ đi không ít. Thế nhưng, nhờ vào sự kiên trì, chịu khó theo phương pháp “vừa học, vừa làm” nên chỉ sau 1 năm, toàn bộ lượng sứa thu mua được ông Dung tận dụng triệt để.

“Mùa sứa kéo dài từ tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch. Vùng biển này sứa nhiều, có thể khai thác được cả chục tấn mỗi ngày. Đặc biệt, chế biến sứa không còn là công việc thời vụ mà có thể duy trì quanh năm, tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Vì vậy, năm 2012, tôi đã mạnh dạn thành lập cơ sở chế biến sứa để phát triển kinh tế gia đình” - ông Dung cho biết.

131d4120847t41628l0

Cơ sở sản xuất sứa ép Mai Dung thường xuyên được đầu tư, mở rộng.

Anh Nguyễn Văn Phúc (thôn Đại Tiến) chia sẻ: “Do tính chất công việc nặng nhọc hơn nên mỗi ngày, cánh đàn ông chúng tôi được trả công 650 ngàn đồng/người; trong khi chị em thu nhập khoảng 300 ngàn đồng/người. Kể từ khi có cơ sở chế biến này, bà con ngư dân có thêm động lực bám biển”.

Với mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân và đưa sản phẩm sứa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, năm 2013, ông Dung vận động thêm 6 người dân trong vùng thành lập Tổ hợp tác sứa ép Mai Dung. Lúc này, hệ thống khu bảo quản nguyên liệu, nhà xưởng chế biến... với tổng kinh phí đầu tư 3 tỷ đồng được xây dựng. Sau khi cơ sở đi vào hoạt động ổn định, tổ hợp tác vận động bà con ngư dân đóng thêm ghe, thuyền khai thác sứa.

135d5151645t10l9 131d4115521t76301l0

Sứa thành phẩm được bảo quản ở nhiệt độ bình quân từ 10 - 20 độ C.

Để cho ra những hộp sứa ép đạt tiêu chuẩn, mọi quy trình chế biến được thực hiện hết sức chặt chẽ. Quan trọng nhất để cho ra sản phẩm sứa thơm, ngon, chất lượng, yếu tố tiên quyết chính là nguyên liệu. Sứa tươi sau khi đưa lên thuyền sẽ được tiến hành sơ chế bằng việc loại bỏ nội tạng, tách phần thân, chân rồi ép cho hết nhớt và làm cứng từ 8 - 10 tiếng. Sau khi muối trong bể từ 8 - 10 ngày, sứa chín, sẽ được rửa sạch để đưa vào chế biến với các loại gia vị như: ớt, tỏi, giấm thanh, đường...

Năm 2020, sứa ép Mai Dung tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Đây chính là “đòn bẩy”, động lực để ông Dung tiếp tục hiện thực hóa giấc mơ đưa sứa “xuất ngoại”.

135d5151417t8472l0 131d4122836t39397l0

Mùa cao điểm, tổ hợp tác sứa ép Mai Dung tạo việc làm cho 35 - 40 lao động.

Ông Dung chia sẻ: “Hằng năm, Tổ hợp tác sứa ép Mai Dung sản xuất bình quân 500 tấn nguyên liệu (tương đương 50 tấn - 70 tấn thành phẩm), doanh thu bình quân đạt 3 - 4 tỷ đồng/năm. Sản phẩm từng bước vươn tầm, không chỉ tiêu thụ ở thị trường các tỉnh miền Trung mà các khách hàng ở phía Bắc, phía Nam cũng rất ưa chuộng. Từ đầu năm đến nay, lượng tiêu thụ tăng mạnh, chúng tôi thu mua tăng hơn gấp đôi với 1.200 tấn (100 - 120 tấn sứa thành phẩm) để đáp ứng nhu cầu thị trường”.

Thị trường tiêu thụ ổn định, Tổ hợp tác sứa ép Mai Dung đã tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức lương từ 8 - 9 triệu đồng. Mùa cao điểm, lượng nhân công tham gia làm việc tăng gần gấp đôi, từ 35 - 40 người. Ngoài ra, tổ hợp tác còn thu mua nguyên liệu từ 30 - 40 thuyền đánh bắt, góp phần nâng cao thu nhập cho ngư dân vùng biển Thạch Hà.

135d5151634t6750l7 131d4121018t85657l0

Ông Nguyễn Đình Dung mong muốn đưa sản phẩm sứa ép vươn tầm quốc tế.

Hiện nay, ông Dung đang tích cực tìm hiểu, khâu nối để đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường Nhật Bản và các nước châu Á. Để làm được điều đó, ông Nguyễn Đình Dung cho hay, cần tiếp tục mở rộng diện tích nhà xưởng từ 600 m2 lên 1.000 m2 để tương xứng với quy mô sản xuất. Dự kiến thời gian tiếp theo, tổ hợp tác sẽ đầu tư, nâng mức thu mua nguyên liệu nhằm tận dụng thế mạnh của địa phương, thúc đẩy sự phát triển của nghề đánh bắt sứa; đồng thời, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngư dân.

Không chỉ tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, Tổ hợp tác Sứa ép Mai Dung còn thu mua sứa giúp ngư dân nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho bà con. Thương hiệu “Sứa ép Mai Dung” nâng hạng OCOP sẽ là tiền đề để sản phẩm của quê hương Thạch Trị đến với các thị trường lớn trong và ngoài nước, là động lực giúp bà con yên tâm bám biển

Chủ tịch UBND xã Thạch Trị Trần Công Hường

Theo Thùy Dương/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm54
  • Hôm nay26,969
  • Tháng hiện tại579,015
  • Tổng lượt truy cập83,635,010
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây