Đến 30/11 tới, tổng huy động vốn toàn ngành ước đạt 68.936 tỷ đồng
Với chỉ số này, nguồn huy động đến cuối tháng 11/2020 tăng cao hơn cùng kỳ năm 2018 là 6,12% và cao hơn cùng kỳ năm 2019 đến 8,78%.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở mức dồi dào chưa từng có, nguồn huy động trên địa bàn Hà Tĩnh (tính đến 30/11) đã vượt hơn so với kế hoạch đặt ra hồi đầu năm và đạt cao nhất trong vòng 3 năm trở lại nay.
Lo sợ những kênh đầu tư không an toàn, nhiều người dân lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Trong đó, nguồn vốn tiết kiệm dân cư tăng 16,12% (so với đầu năm) và cao nhất là nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế tăng mạnh (tăng 30,26% so với đầu năm).
Điều đáng nói, mức lãi suất tiền gửi kể từ đầu năm đến nay không hề cao, phổ biến ở mức 0,2% - 0,8%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,0% - 4,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,5% - 7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 6,6% - 7,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Theo các chuyên gia ngân hàng, nguyên nhân chính làm cho nguồn huy động tăng là vì có những biến cố về kinh tế do dịch bệnh Covid-19, thiên tai... khiến cho các kênh đầu tư khác bấp bênh, rủi ro cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng.
Theo N.O/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã