Cụ thể, để tiêu thụ hết lúa tại các mô hình "cánh đồng mẫu lớn", trước mắt, Bộ NN& PTNT đã đưa ra một số giải pháp, đó là: Đề nghị các công ty thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ký kết hợp đồng thu mua lúa gạo cho người dân và tham gia xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo của mỗi doanh nghiệp. Thứ hai, Bộ cũng đề nghị các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, đầu tư hệ thống kho chứa, xay xát để bao tiêu lúa cho dân theo hợp đồng trực tiếp trong nước hoặc xuất khẩu. Thứ ba, các địa phương cần tổ chức thêm nhiều hình thức tiêu thụ lúa khác như hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm nông dân đứng ra thu mua như thương lái rồi bán lại cho các doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Bộ Công Thương, VFA, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất tiêu thụ gạo tham gia liên kết thu mua lúa tại các mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, góp phần xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hoá chất lượng cao hàng chục đến hàng trăm hécta, xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam, làm tăng giá trị gia tăng, giúp nông dân và doanh nghiệp được hưởng lợi cao hơn.
Được biết, hiện việc tiêu thụ sản phẩm tại một số mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang đang gặp nhiều khó khăn. Theo lý giải của Bộ NN&PTNT, sở dĩ có thực trạng này là do năng lực của doanh nghiệp yếu. Cụ thể, Bộ NN& PTNT cho biết: Việc Công ty Docirnexco không thực hiện bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng đã ký với Hợp tác xã Tân Cương (Đồng Tháp) và tình trạng khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm tại một số mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang trong vụ đông xuân 2011 – 2012. Đây là trở ngại lớn nhất trong việc mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn trong thời gian tới. Ngoài những khó khăn khách quan của thị trường xuất khẩu lúa gạo những tháng đầu năm, nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là, trong khi doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tích cực tham gia, đa số các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu gạo vẫn chưa vào cuộc, chưa tham gia phương thức sản xuất tiêu thụ lúa gạo theo cánh đồng mẫu lớn. Hiện tại, chỉ có một vài doanh nghiệp tham gia ở quy mô nhỏ lẻ, vài trăm hécta và không đủ năng lực mở rộng diện tích thu mua do thiếu nhân lực, máy móc, nguồn vốn và hệ thống thu mua… Tình trạng trên nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng tới việc mở rộng quy mô “cánh đồng mẫu lớn” ở đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, Bộ NN&PTNT khẳng định: Việc đẩy mạnh các giải pháp để tiêu thụ hết lúa tại các mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là vấn đề rất cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Theo chinhphu.vn |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã