Cải thiện đời sống nông thôn
Được bắt đầu ở tỉnh Hậu Giang, An Giang từ năm 2010, rồi Kiên Giang cho đến nay, việc triển khai đề án phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn do NH Bưu điện Liên Việt khởi xướng đã trải rộng đến nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã mở thêm chi nhánh tại Tây Nam Bộ. |
Khởi đầu triển khai đề án, NH đã xây dựng và ban hành các quy định, chính sách ưu tiên về lãi suất, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, từng bước đưa đồng vốn đến người dân khu vực nông thôn. Trong năm 2011, NH đã dành hơn 4.000 tỷ đồng cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm trên 40% tổng dư nợ tín dụng của NH. Trong đó, tổng dư nợ trên toàn vùng ĐBSCL đạt 2.341 tỷ đồng, tăng 1.808 tỷ đồng so với tháng đầu tiên bắt đầu triển khai đề án, với tổng số khách hàng vay vốn đạt 1.930 khách hàng cá nhân và 41 khách hàng doanh nghiệp.
Theo đại diện NH Bưu điện Liên Việt, Sở Giao dịch Hậu Giang: Các khoản mục cho vay sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng mía, nuôi heo, nuôi cá tra, cá da trơn, chăn nuôi… đều được NH đáp ứng so với khu vực phi nông nghiệp và tiêu dùng đạt tỷ lệ dư nợ rất cao, chiếm 66% của toàn khu vực. Trong đó nợ quá hạn đối với lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ bằng 1% so với tổng dư nợ cho vay cá nhân và 0,22% so với tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn. Tính đến cuối năm 2011, có khoảng 20.000 hộ nông dân tại ĐBSCL được hưởng lợi gián tiếp từ đề án tín dụng này, trong đó riêng Hậu Giang có khoảng 5.000 hộ được hưởng lợi gián tiếp.
Sẽ ngày càng hướng mạnh về nông thôn
Ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT NH Bưu điện Liên Việt cho biết trong năm 2012, NH sẽ dành hơn 6.000 tỷ đồng để cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn. Những cá nhân vay vốn theo đề án phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn sẽ thực hiện hỗ trợ lãi suất 1%/năm.
Ông Nguyễn Minh Trí - đại diện NH Bưu điện Liên Việt khu vực Tây Nam Bộ
Dự kiến đến cuối năm 2012, các đối tượng khách hàng cá nhân sẽ được cho vay với tổng dư nợ 300 tỷ đồng và khoảng 3.500 hộ nông dân tại các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng sẽ được tiếp cận nguồn vốn này. Trong đó, riêng tại địa bàn Hậu Giang dư nợ phấn đấu đạt 200 tỷ đồng và 2.000 hộ được vay vốn. Khách hàng doanh nghiệp dư nợ phấn đấu đạt 3.000 tỷ đồng.
Theo đại diện NH Bưu điện Liên Việt, xa hơn nữa, đến năm 2013 dự kiến dư nợ đối với khách hàng cá nhân phấn đấu đạt 500 tỷ đồng, đối với khách hàng doanh nghiệp đạt trên 4.000 tỷ đồng.
“Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của đề án phát triển tín dụng nông thôn được chúng tôi triển khai trong thời gian tới là phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, tăng cường phối hợp với các hội, đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là Hội Cựu chiến binh để phát triển khách hàng và nâng cao chất lượng hồ sơ tín dụng”, ông Nguyễn Minh Trí- đại diện NH Bưu điện Liên Việt khu vực Tây Nam Bộ cho biết.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã