Các hộ nông dân, cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm đối với vật nuôi thì vẫn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 5/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg; Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định 142/2009/QĐ-TTg.
Căn cứ mức bồi thường bảo hiểm thực tế, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn triển khai thí điểm quyết định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân, cá nhân, tổ chức, tổ chức sản xuất nông nghiệp bảo đảm tổng mức bồi thường bảo hiểm và mức hỗ trợ trực tiếp đối với trường hợp vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra theo nguyên tắc không vượt quá giá trị kinh tế của vật nuôi tại thời điểm vật nuôi bị thiệt hại.
Quyết định 358/QĐ-TTg quy định cụ thể thời hạn ký kết các hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, các hợp đồng bảo hiểm được ký kết đến ngày 31/12/2013; tổng kết, đánh giá trước ngày 30/6/2014.
Đã có hơn 160.000 hộ dân tham gia bảo hiểm
Đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, qua hơn 1 năm triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay việc thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai ở 20 tỉnh, thành phố.
Tính đến hết tháng 10/2012, đã có 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đó 85% hộ nghèo), tổng giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản là 1.845 tỷ đồng, phí bảo hiểm là 130.518 triệu đồng.
Về bảo hiểm cây lúa, các doanh nghiệp bảo hiểm đã triển khai tại các tỉnh có thế mạnh về trồng lúa như Bình Thuận, Đồng Tháp, Nghệ An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, An Giang… Tổng diện tích trồng lúa đã tham gia bảo hiểm là 36.997 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 149.502 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm hơn 823.255 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 35,9 tỷ đồng.
Về bảo hiểm vật nuôi, hiện đã triển khai tại các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Nội với tổng số vật nuôi tham gia bảo hiểm là: 3.700 con trâu, bò; 179.800 con lợn và 821.000 con gia cầm; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 7.362 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm 186.378 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 12.259 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường 23 triệu đồng.
Theo kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã