Không cam chịu cảnh nghèo, sau khi lập gia đình, Tuấn đã thuyết phục vợ quyết tâm rời vùng "đất lụt" để xin làm đội viên Tổng đội TNXP xây dựng kinh tế ở Sơn Tây.
Vườn cam trĩu quả nay xưa chỉ là đồi hoang
Khó khăn ban đầu mà vợ chồng Tuấn phải đối mặt là hoàn cảnh anh lúc này quá gieo neo, khi mở cuộc khai phá đất hoang khu vực Khe Gát (Sơn Tây) giữa rừng núi hoang vu, u ám, chỉ có chuyện cuốc bọ và leo dốc đã toát mồ hôi chứ nói gì chuyện dùng xe máy, xe đạp đi ra làng ra phố. Vốn liếng mà anh mang từ Sơn Thuỷ lên chỉ là mấy cây rựa và ven, cuốc đã vẹt mòn cùng vài tạ thóc để nuôi cả bốn miệng ăn trong gia đình. Đã thế anh phải có nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng người mẹ ở quê đã ngoài tuôi bảy mươi.
Vất vả thế nhưng một trang đời mở ra trước mắt anh khi cán bộ Tổng đội TNXP nhiệt tình quan tâm giúp đỡ. Được Tổng đội giao khoán 3 ha đất để sản xuất và hỗ trợ 4 triệu đồng để làm vốn phát triển sản xuất, Tuấn cùng vợ lên kế hoạch đầu tiên là phải thay thế toàn bộ dụng cụ sản xuất mới để phát được rẽ đào được gốc, đặc biệt là những nơi có nhiều bụi cây và độ dốc lớn. Tự anh tìm tới cơ sở sản xuất rèn dao cuốc nổi tiếng nhất để mua về từng lưỡi cày, lưỡi cuốc đến dao rựa phát cây hoang bụi rậm sắc ngọt.
Được trời phú cho sức khoẻ, nên vợ chồng Tuấn làm việc ngày này sang tháng khắc chẳng bao giờ có một giấc ngủ trưa. Có những hôm mưa rét dầm dề Tuấn vẫn đội nón mang áo mưa, làm rãnh phát luống. Theo Tuấn kể: năm 2004 là năm vợ chồng anh khó khăn nhất, khó đến mức anh chưa có tiền để sắm nổi con trâu con bò để làm sức kéo, Tuấn phải dựa vào những người trong đơn vị mượn họ về cày bừa. Sau 3 năm chịu khó "đào đất, lật cỏ" vợ chồng Tuấn đã trồng được 100 cây ăn quả, trong đó có 50 gốc cam chanh, 30 gốc cam bù, 20 gốc cam đường. Nhờ đất đai tốt, khí hậu ôn hoà và chăm sóc đúng quy trình kỷ thuật nên cây nào cũng ra hoa đậu quả. Mùa đầu vợ chồng anh đã thu hoạch được 50 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 30 triệu. Đến bây giờ vườn cam của anh đã trở thành một vườn cây ăn quả đẹp nhất Tổng đội TNXP Tây Sơn.
Đầu tháng mười một năm nay, khi chúng tôi đến thăm vườn thì vợ chồng anh rất phấn khởi. Cả khu vườn cây nào cũng chi chít quả, thứ cam đường đang mùa thu hoạch đã có có người từ dưới Vinh lên mua tận gốc, thứ cam bù đến trung tuần tháng chạp sẽ rực vàng cả vườn, năm nay vườn cam này nếu bán giá thành "hữu nghị" nhất cho khách hàng, chị Trần Thị Ninh vợ anh nhẩm tính cũng thu được hơn 70 triệu đồng.
Hiện nay, vườn cam của anh Phan Ngọc Tuấn đã trồng hơn 300 gốc, anh cũng đã tậu được 2 con bò và 1 con trâu bằng đồng tiền từ vườn cây ăn quả. Anh Tuấn bảo: "Nếu chịu khó làm, chịu khó học hỏi về kỹ thuật chăm sóc, tăng cường công tác phòng bệnh cho cây, đặc biệt là bệnh sâu bướm phá hoại thì vùng đất này đang có cơ may phát triển dài dài dài. Nhờ trời cho sức khoẻ chắc chắn vợ chồng tôi sẽ thoát nghèo".
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã