Học tập đạo đức HCM

Giỏi kỹ thuật, nuôi tôm thành công

Thứ ba - 20/03/2012 23:49
Mạnh dạn nhận thầu 3ha đất hoang hóa nhiễm phèn để đào ao nuôi tôm, sau 10 năm, giờ đây trung bình mỗi năm gia đình anh Nguyễn Huy Hoàng (xóm 4, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bỏ túi hàng trăm triệu đồng.

Anh Hoàng kể, khi huyện Cẩm Xuyên có chủ trương chuyển đổi mô hình sản xuất, năm 2002 anh nhận thầu 3ha đất hoang để làm trang trại nuôi thủy sản. Đa số các con sông, con lạch chảy qua địa bàn xã Cẩm Phúc đều nhiễm mặn, rất thích hợp cho việc nuôi tôm nên anh quyết định đầu tư nuôi tôm sú. Vụ đầu tiên, anh bỏ 30 triệu đồng nuôi hơn 1ha tôm sú. Do chưa am hiểu về kỹ thuật, tôm gần đến ngày thu hoạch thì chết như ngả rạ.

Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh Hoàng lãi trên 600 triệu đồng.

Năm 2003, anh Hoàng đến các trang trại lớn ở Khánh Hòa, Nghệ An gần một năm học kỹ thuật nuôi tôm. Tích lũy được kiến thức, anh về quê vay ngân hàng, họ hàng được 100 triệu đồng để cải tạo lại ao đầm và mua tôm giống về thả. Có kiến thức, nên trong khi nhiều hộ lao đao do tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt thì những hồ tôm của gia đình anh vẫn trụ vững và cho thu nhập khá.

Sau gần 6 năm gắn bó với con tôm sú, anh Hoàng đã đúc rút rằng nó không hợp với môi trường và khí hậu ở quê anh do thời gian nuôi kéo dài, dễ dịch bệnh do gặp lũ. Năm 2008, anh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhận thấy tôm thẻ chân trắng rất thích nghi với vùng đất ở địa phương, cho năng suất và thu nhập cao, anh quyết định đầu tư nuôi trên diện tích 3ha. Do tuân thủ nghiêm kỹ thuật nên tôm ít dịch bệnh, cho thu hoạch cao. Anh Hoàng cho biết, vụ tôm năm 2011, gia đình anh đầu tư trên 800 triệu đồng để cải tạo ao hồ, mua giống, thức ăn; nuôi 3 tháng thu hoạch trên 12 tấn tôm bán được 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí lãi trên 600 triệu đồng.

Ông Hoàng Kim Thắng-Chủ tịch UBND xã Cẩm Phúc cho biết: “Nhờ con tôm, gia đình anh Hoàng có của ăn của để, xây nhà 2 tầng khang trang, nuôi 3 đứa con ăn học đàng hoàng”. Ngoài ra, gia đình anh Hoàng còn mở đại lý thức ăn công nghiệp phục vụ các hộ nuôi tôm trong vùng. Nhiều hộ trong xã được anh hỗ trợ giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm. Với sự giúp đỡ của anh, đến nay nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ con tôm.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay43,814
  • Tháng hiện tại701,883
  • Tổng lượt truy cập90,765,276
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây