Học tập đạo đức HCM

Can Lộc: Người phụ nữ làm giàu từ mô hình nuôi nhím

Thứ ba - 21/02/2012 09:35
Từng con nhím di chuyển chậm chạp trong các ngăn chuồng không rộng lắm.. Khi có người đến gần, lông tua tủa nhọn hoắc xù lên như để tự vệ theo bản năng. Đây là cơ sở nuôi nhím của chị Trần Thị Tứ ở Xóm Trà Dương xã Quang Lộc (Can Lộc) cũng là một trong 3 mô hình nuôi nhím của Xã Quang Lộc.
 

Nhím nuôi phát triển khá tốt, mỗi tháng tăng trọng 1,2kg/con, lại ít bệnh tật chưa đầy một năm đã cho sinh sản, nuôi nhím đang là triển vọng phát triển ở địa phương này.
Mới đầu tiên thử nghiệm chị Tứ chỉ nuôi 5 con con (có 1 đực) và được chính quyền xã hỗ trợ 500 nghìn/con và Tỉnh hỗ trợ cho vay 30 triệu đồng/ con với lãi suất ưu đãi 0,85%/tháng. Đến nay trong chuồng chị đã có 25 con ( đợt nhiều nhất khoảng 35 con), cơ cấu thành 9 chuồng. Chị Tứ chia sẻ: Nhím tăng trưởng rất tốt, mỗi tháng tăng trên 1 kg/con, đầu tư thức ăn chỉ mất khoảng 2 nghìn đồng/con/ngày. Qua thực tế cho thấy bước đầu nhím thích nghi, phát triển tốt ở đây.
Chuồng trại, cách nuôi nhím rất đơn giản, mỗi ô chuồng cho một cặp khoảng từ 1 ,5-2m2. Nền tráng xi măng dày chừng 8cm (để nhím khỏi đào hang), có độ nghiêng vừa phải để thoát nước. Xung quanh xây gạch cao chừng 50cm, bên trong chuồng chỉ để khay nước. Khay có chiều cao 20-25cm, rộng cũng chừng ấy để đựng nước cho nhím uống hàng ngày.
Thức ăn cho nhím khá đơn giản: tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây mộng giá... nhím đều ăn được. Rau muống, rau lang, khoai, sắn, ổi, khế có sẵn trong  vườn rất dồi dào nên việc thức ăn không tốn kém, phù hợp với vùng đất nơi đây .
Chị Tứ cho biết thêm: Nhím rất ít bệnh tật, thỉnh thoảng bị ký sinh trùng ngoài da, tránh bệnh này nên sát trùng chuồng trại mỗi tháng 1-2 lần, không như ngoài tự nhiên, thức ăn vị thuốc rất dồi dào, nhím nuôi do thức ăn ít đa dạng, nên thỉnh thoảng có bệnh đường ruột, tiêu chảy do ăn rau không sạch thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nếu vậy nên cho ăn thêm lá ổi, rễ cau, cà rốt, rễ dừa.
Theo chị Tứ: nhím rất dễ nuôi, không tốn công chăm sóc, Ban ngày  bận việc có thể chiều tối cho ăn cũng được, mỗi ngày cho ăn chừng 3-4 lần, lâu lâu dọn vệ sinh chuồng trại, Nhím tăng trọng ổn định, 8 tháng đạt 10 kg, giai đoạn này tăng trọng nhanh nhất. Đến khoảng 10 - 12 kg là bán thịt được. Nếu nuôi chờ tăng lên 14-18kg, giai đoạn này tăng trọng chậm, mất thời gian khá lâu, tính ra không kinh tế.
Hiện nay nếu bán giống giá mỗi cặp con con khoảng 4 kg là 9 triệu đồng/cặp. Nếu trưởng thành mỗi cặp khoảng 15 triệu đồng. Bán thịt mỗi kg hơi là 450 ngàn đồng. Do ít vốn nên anh chỉ đầu tư nhỏ giọt, cho sinh sản lấy con con nuôi làm con giống sinh sản, không thể đầu tư hàng trăm triệu để mua con giống một lúc. Tuy vậy trong vài ba năm tới anh sẽ đầu tư xây hầm bioga cho hợp vệ sinh và tránh ô nhiễm, mở rộng them chuồng trại nuôi nhím.
Nhím khoảng 1 năm tuổi thì bắt đầu sinh sản. Cứ 2 năm sinh 3 lứa, mỗi lứa từ 1-4 con, Thời gian nuôi nhím từ khi sinh đến sinh sản là khoảng 1 năm, lúc đó, nhím đạt trọng lượng khoảng 10kg. Với giá như hiện nay, nếu nuôi 100 con sinh sản (trong đó có 1/3 là đực), thì mỗi năm bán giống người nuôi thu lãi trên 200 triệu đồng.
Ngoài nuôi nhím gia đình chị tứ còn đầu tư chuồng trại nuôi thêm 400 con gà đẻ trứng, 50 con bồ câu, 2 con lợn nái và nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ nữa.Mỗi năm cho thu nhập khoảng 150 triệu lãi ròng/năm, Chỉ tính riêng lợn cũng đã cho thu nhập khoảng 60 triệu/ năm.
Ông Đặng Hồng Kiệm, Chủ tịch UBND xã Quang Lộc cho biết: Thực hiện chủ trương quyết định của UBND Tỉnh trong việc tập trung xây đựng kết cấu hạ tầng, triển khai lồng ghép mô hình , xây dựng kinh tế hộ gia đình. Chính vì vậy, xã đã tổ chức thí điểm xây dựng mô hình nuôi nhím, trong đó có mô hình của chi Tứ bước đầu đã thu được hiệu quả tích cực Gia súc gia cầm nhiều dịch bệnh, người nuôi rủi ro cao, nên việc phát triển nuôi nhím trong xã sẽ giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho nông dân. Khi mô hình thành công sẽ khuyến cáo cho nhân dân đầu tư nuôi nhím. Và trong thời gian tới sẽ xây dựng các tổ hợp nuôi nhím, nuôi hươu để tạo thu nhập cho người dân cũng như địa phương
Hiện nay, việc nuôi nhím để phát triển kinh tế vẫn khá mới mẻ nên có ít người mạnh dạn đầu tư cho loài vật nuôi này. Thêm nữa, giá nhím giống thường đứng ở mức cao, khiến nhiều người e ngại. Tuy vậy, nếu tính hiệu quả lâu dài thì rất khả thi, Thiết nghĩ, việc nhân rộng mô hình nuôi nhím như gia đình Chị Tứ là nên khuyến khích học tập.


Theo hatinh24h.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay14,568
  • Tháng hiện tại187,175
  • Tổng lượt truy cập92,564,839
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây