Học tập đạo đức HCM

Một số suy nghĩ về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân

Thứ ba - 21/02/2012 20:47
“Trâu ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”- câu tục ngữ từ ngàn xưa về giá trị ngành nghề đã được ông cha ta khẳng định. Vì thế, nghề được xem như lối thoát, là cứu cánh để làm kế sinh nhai. Hơn thế nữa, nghề đựơc trau dồi, đạt được đỉnh cao của kỹ thuật thì sẽ trở thành là nghệ nhân có tay nghề giỏi “ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, có thể tạo nên nguồn thu nhập cao cho gia đình, nhất là trong bối cảnh hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá và ảnh hưởng của thiên tai gây sạt lở mất nhiều diện tích thì việc đào tạo nghề cho nông dân là việc làm hết sức cần thiết.
Trong những năm qua, Hội nông dân tỉnh đã phối hợp với huyện Kỳ Anh tổ chức đào tạo nghề cho trên 500 lượt hội viên nông dân gồm các nghề chính như: trồng nấm, may mặc, điện dân dụng, trồng rau, đan lát.... thế nhưng, công tác đào tạo nghề hiện nay đang tồn tại những vẫn đề cần suy ngẫm, một số nơi xem công tác đào tạo nghề như chỉ để hoàn thành chỉ tiêu, có số lượng mà chưa đảm bảo chất lượng, có không ít trường hợp đào tạo nghề mang tinh áp đặt mà chưa quan tâm đến nhu cầu và sở thích của người dân. Nghề và việc làm là mối quan hệ gắn kết với nhau, không thể tách rời nhau. Nghề có phát triển thì tay nghề mới được nâng cao, mới thể hiện hết những nét tinh tế của kỹ thuật và cũng từ đó mới tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị phục vụ cho xã hội.
Nhìn lại gần 3 năm qua, những người học nghề đã có bao nhiêu người có việc làm, bao nhiêu người có thu nhập từ công tác đào tạo nghề, bao nhiêu người vận dụng những kiến thức qua các lớp đào tạo?. Nhiều làng nghề truyền thống còn bị thất truyền, mai một do không được duy trì và phát triển, nói chi những lớp đào tạo nghề ngắn ngày lại chưa được tiếp cận  với việc làm như hiện nay thì việc lãng quên nghề sẽ là điều tất yếu.
          Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến việc nông dân đã học nghề nhưng không có việc làm? Có thể nhận định rằng, thứ nhất tại địa phương đó chưa có làng nghề, nông dân học nghề xong không có cơ hội tiếp cận với nghề, nên tay nghề không được phát huy. Thứ hai, nông dân không đủ tự tin vào tay nghề của mình vì thời gian đào tạo quá ngắn, chưa cọ xát với công việc nên chưa mạnh dạn làm nghề và đầu tư vào nghề. Thứ ba, do nông dân thiếu vốn và không tìm được đầu ra của sản phẩm. Trong ba nguyên nhân trên thì vấn đề tay nghề và đầu ra của sản phẩm là yếu tố quan trọng hơn cả. Vì nếu nói về vốn thì không thiếu, vì tổ chức hội có chương trình uỷ thác vay vốn giúp cho nông dân phát triển sản xuất và đầu tư giải quyết việc làm qua kênh Ngân hàng chính sách - xã hội (vốn hộ nghèo và vốn giải quyết việc làm). Vì vậy, vai trò là người đại diện cho nông dân, tổ chức hội cần có giải pháp, có chương trình để nông dân có điều kiện tiếp cận với nghề, tạo ra sản phẩm tăng thu nhập cho gia đình.
Lễ khai giảng lớp huấn luyện nông dân trồng cây lâm nghiệp tại xã Sơn Giang, Hương Sơn

Thiết nghĩ, ngoài chỉ tiêu dạy nghề hàng năm, Hội cần phải đưa chỉ tiêu tạo việc làm cho nông dân cho các cơ sở hội, đây sẻ là chỉ tiêu hết sức thiết thực với hoạt động của hội và phù hợp với nguyện vọng của hội viên nông dân. Có như thế, các cơ sở hội sẻ tự vận dụng các điều kiện phù hợp với địa phương mình, sẻ năng động và sáng tạo hơn trong việc tạo nghề cho nông dân. củng từ đó, các cấp hội cơ sở sẻ có những giải pháp tạo nghề như xây dựng một số đề án nhỏ bằng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, hay bằng nguồn vốn khác cho nông dân làm nghề hoặc liên kết với một số cơ sở để nông dân tham gia làm nghề... Nếu làm đựơc như thế, nông dân học nghề xong sẽ có việc làm, có thu nhập và không sợ lãng quên nghề. Và cũng như thế, nông dân mới gắn bó với hội và Hội sẽ trở thành địa chỉ tin cậy đối với nông dân, có như vậy góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM./.
Văn Hùng
Hội nông dân tỉnh
 Tags: nghề

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại646,486
  • Tổng lượt truy cập91,820,215
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây