Hơn 100 triệu đồng mỗi tháng là số tiền lãi từ mô hình nuôi lươn không bùn của anh Đoàn Kim Sơn – Giảng viên trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Trang trại của anh tại xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố HCM TPHCM có diện tích một ha với 90 ô nuôi, mật độ nuôi 400 con trên một mét vuông. Vừa cung cấp con giống, vừa nuôi và thu mua lươn thành phẩm, mỗi ngày anh xuất ra thị trường 3 đến 4 tấn lươn với giá từ 140 ngàn đồng.
Nhìn lại chặng đường nuôi lươn không bùn từ 2007 đến nay, anh chia sẻ, trong giai đoạn đầu cũng phải mày mò tìm con đường làm cho phù hợp, bởi vùng Hoc Môn không có bùn như miền tây nên phải dùng vỉ tre để làm giá thở, sau đó khi chuyển sang nuôi lươn thịt thì nuôi bằng nhiều cách như nuôi bằng lục bình, nilong, ống nhựa nhưng đều không thành công, chỉ khi nuôi bằng vỉ tre thì mới thành công và dễ giám sát hơn về dịch bệnh, từ năm 2007 đến giờ anh đã nuôi thành công lươn không bùn.
Với 2 trang trại nuôi lươn ở Hóc Môn-TPHCM và Tiền Giang, có thể nói kĩ sư Đoàn Kim Sơn là một trong những người cung cấp lượng lươn lớn cho thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và có vựa đầu mối lớn ở TPHCM.
Kĩ sư Đoàn Kim Sơn là một trong những người cung cấp lượng lươn lớn cho thị trường Trung Quốc, Nhật Bản |
So với cách nuôi lươn truyền thống, nuôi lươn không bùn đã khắc phục được hết những nhược điểm này. Ở mô hình mới, lươn được nuôi trong bể xi măng có nước, đáy trải bạt nhựa, trên có tấm tre khô được đan thưa để lươn tựa vào hoặc ngoi thở. Cách làm này không đòi hỏi diện tích rộng, đầu tư xây dựng cơ bản ít tốn kém, người nuôi có thể chủ động theo dõi, chăm sóc và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường.
| |
Chị Bùi Thị Thanh Ngữ |
Chị Bùi Thị Thanh Ngữ - Phó Chủ tịch hội nông dân xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố HCM TPHCM, trong thời gian tới mô hình nuôi lươn không bùn phù hợp với xu hướng chuyển đổi ngành nghề bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại không ảnh hưởng tới môi trường, vốn đầu tư không quá nhiều mà lợi nhuận lại ổn định.
Có thể nói những mô hình mới như tại trang trại của kĩ sư Đoàn Kim Sơn đã mang lại hiệu quả thiết thực, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới sẽ còn nhiều những mô hình hay được phát huy từ tư duy giỏi để nông thôn Việt Nam thực sự là nông thôn mới ./.
Theo antv.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã