Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ mô hình trồng lúa + cây ăn trái

Thứ năm - 28/02/2013 02:35
Đến ấp Tân Hòa, xã Tân Hương (Châu Thành - Tiền Giang) hỏi thăm ông Nguyễn Văn Chót, hầu như ai cũng biết, bởi ông là nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền với mô hình trồng lúa + cây ăn trái.

Với 1ha đất nông nghiệp, trước kia, ông Chót chuyên trồng lúa, mặc dù năng suất đạt bình quân 6 tấn/ha nhưng vẫn không thể giúp gia đình thoát khỏi khó khăn. Khoảng 10 năm nay, gia đình ông chuyển sang trồng cây ăn trái, lúc đầu trồng cây có múi, nhưng do không phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên sau đó, ông chuyển sang trồng dừa Ấn Độ. Sau 3 năm, cây dừa bắt đầu cho trái ổn định, bình quân mỗi tháng ông đốn 1 lần, mỗi lần được trên dưới 4 thiên dừa (gần 5.000 trái). Với giá bán dao động từ 35.000 - 50.000 đồng/chục (12 trái), gia đình ông thu về 4 triệu đồng/tháng.

Năm 2009, khi địa phương triển khai dự án trồng ca cao xen dừa, ông Chót mạnh dạn đăng ký trồng gần 400 cây ca cao. Nhờ chăm sóc tốt nên ca cao phát triển tốt, sau 18 tháng đã có trái thu hoạch, trung bình cứ 15 ngày ông hái 1 lần. Liên tục 2 năm nay, mỗi tháng thu hái từ 200 - 300kg ca cao, với giá bán tại nhà 3.800 đồng/kg, gia đình ông có thu 1 - 1,5 triệu đồng.

Nhìn vườn cây đang lên xanh tốt, ông Chót cho biết: “Đó là nhờ tôi bón phân bò ủ hoai đó. Khi bón, tôi xắn hộc giữa liếp rồi đổ phân chuồng hoai lên, làm kiểu này phân không bị rửa trôi, cây hấp thụ tốt và lâu dài. Tuy nhiên, tôi cũng kết hợp bón thêm phân hóa học, trung bình 4 tháng rải 1 lần, mỗi gốc dừa bón 0,5kg phân DAP 20-20-15”.

“Hiện, gia đình vẫn có 6ha đất tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp), đất đai khá màu mỡ, mỗi năm trồng 2 vụ lúa, vụ hè thu năng suất đạt trên 6 tấn/ha, vụ đông xuân thấp nhất cũng phải 8 tấn/ha. Ngoài ra, tôi còn sắm máy gặt đập liên hợp, vừa làm cho mình, vừa gặt mướn, góp phần đưa tổng thu nhập của gia đình lên trên dưới 200 triệu đồng/năm”, ông Chót nói.

Mới đây, ông Chót còn thả nuôi 12.000 con ếch Thái Lan trên 3 ô chuồng bằng lưới đặt trên mặt ao. “Mặc dù chỉ là nuôi thử nghiệm, nhưng kết quả ban đầu cũng khả quan. Tôi vừa thu hoạch 1 lứa ếch thương phẩm, đạt gần 1,6 tấn, với giá bán 30.000 đồng/kg, gia đình có thêm gần 50 triệu đồng, trừ chi phí còn lời hơn 10 triệu đồng. Với kết quả này, tôi sẽ chọn ao gần kênh, đầy đủ nước để nuôi ếch với quy mô lớn hơn”, ông Chót kể.

Anh Tuấn

(kinhtenongthon.com.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại876,170
  • Tổng lượt truy cập90,939,563
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây