Học tập đạo đức HCM

Người phụ nữ đa nghề

Thứ ba - 05/03/2013 02:24
Mấy chục năm qua, không có đêm nào chị yên giấc ngủ. Chị luôn trăn trở, lo toan cuộc sống và nghĩ về tương lai của những đứa con, lo cho chúng ăn học đến nơi đến chốn để sau này không phải khổ như mình. Chị Thái Thị Thu Hà (42 tuổi ở An Mỹ, Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị), luôn nung nấu ý chí thoát khỏi khó khăn để nuôi các con ăn học nên người.
Dọc theo đường Hồ Chí Minh, qua cầu Đuồi, xuôi về một đoạn, chúng ta nhìn thấy cổng chào làng An Mỹ hiện ra trước mắt. Cũng không mấy khó khăn để tôi có thể tìm gặp người phụ nữ ấy. Hỏi o Bê, tên của chị Hà mà mọi người quen gọi, thì trong vùng không ai là không biết. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, từ nhỏ đã phải bươn chải, va chạm với cuộc sống, mới chín tuổi chị phải nghỉ học, ở nhà làm việc phụ giúp ba mẹ vì gia đình không có điều kiện. Ba mẹ phải làm lụng quần quật suốt ngày để kiếm tiền nuôi mấy chị em, lúc đó, thương ba mẹ quá tôi đành nghỉ học, chăm lo cho các em để ba mẹ yên tâm đi làm”, chị tâm sự. Tuy còn nhỏ nhưng chị đã phải lo toan, quán xuyến gia đình, từ việc nhẹ đến việc nặng, từ việc nhỏ đến việc lớn như quét dọn, bếp núc, heo gà, đồng áng… Vất vả, thiếu thốn đủ điều khiến chị gầy còm, ốm yếu so với lứa trẻ cùng tuổi. 

Chị Hà đang vận hành máy xay lúa


Theo năm tháng, chị cũng lớn lên, trở thành một thiếu nữ. Chị ước mơ, khao khát được học để kiếm cái nghề, có công việc ổn định cho đỡ khổ. Nhưng rồi, nỗi lo cơm áo gạo tiền lại một lần nữa níu chân chị. 

Rồi chị lấy chồng, 2 đứa con lần lượt ra đời, cuộc sống trở nên khó khăn túng thiếu hơn, vợ chồng chị phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Mới đầu, nhờ bạn bè giới thiệu chị học cách làm bia thủ công rồi đưa đi bán cho các hàng quán trong thôn. Về sau nghề làm bia thủ công không thể cạnh tranh được với bia công nghiệp, chị chuyển sang buôn bán nhỏ lẻ các sản phẩm nông vụ theo mùa. Mùa hè, sau khi thu hoạch xong bắp đậu, chị đi thu mua của người khác về bán lại kiếm lãi. Mùa đông, buổi sáng làm việc đồng áng, chiều đến chị lặn lội qua Nam Đông, Cồn Tiên (Gio Linh) cách nhà 15-20 km, tìm mua khoai từ, khoai tía, rau liệt... về bán lại ở chợ Phiên Cam Lộ. Tết đến, chị đi mua hoa, bánh kẹo, thậm chí về miền biển lấy cát trắng lên bán. “Khi đó cực quá, có việc gì tôi cũng làm hết, miễn sao không vi phạm pháp luật và có tiền trang trải cuộc sống, lo cho các con ăn học là được”, chị trải lòng. 

Vất vả, cực nhọc là thế nhưng cũng không thể thoát nghèo với nghề “thợ đụng” được, chị quyết định phải tìm cho mình việc làm có tính ổn định hơn. Với số tiền của hội phụ nữ cho vay, cùng số vốn mà chị dành dụm được, lúc đầu chị mở một quán tạp hóa nhỏ, đồng thời mạnh dạn đầu tư mua máy xay lúa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xay xát của bà con trong thôn. Về sau, khi vốn liếng đã khá hơn, chị mua thêm vài chục bộ bàn ghế, chén bát để cho thuê. Rồi thấy bà con trong thôn và các thôn lân cận, khi có việc gặp mặt, hội hè đều phải đi xa, qua đến thị trấn Cam Lộ mới có các dịch vụ ăn uống, rất bất tiện và giá cả lại cao, với tài nấu nướng sẵn có từ nhỏ, chị quyết định xây thêm cạnh nhà một gian phòng rộng chừng 50 m2 để phục vụ cho việc đặt tiệc hoặc hội họp của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong vùng. Tận dụng đất vườn nhà để ươm cây giống. Lại đi tìm tòi, học hỏi kỹ thuật làm vườn ươm, và thành công tiếp tục đến với chị. 

Bên những luống cây tràm xanh ngát, thẳng tắp, chị cho biết: “Bình quân mỗi năm gia đình tôi ươm được khoảng 9 đến 10 vạn cây, cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng”. 

Tôi nhẩm tính, trong một ngày chị có thể làm các việc: Bán hàng tạp hóa, xay lúa, cho thuê bàn ghế, nấu nướng phục vụ tiệc tùng, làm vườn ươm, ngoài ra phải đảm đương việc nội trợ của gia đình, từng đó tưởng đã quá sức chị, ấy thế mà chị còn cho biết thêm, gia đình chị còn tham gia trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm như tràm, thông, cao su… 

Đúng là trời không phụ lòng người, hiện nay, cuộc sống của chị và gia đình đã có nhiều đổi thay, nhà cửa khang trang, thu nhập ổn định, có điều kiện chăm lo tốt cho con cái. Cháu đầu lòng là sinh viên đại học; các con chị đều chăm ngoan, biết thương yêu nhau và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 

Chia tay chị, tôi đùa, tạm biệt “O Bê đa hệ”, chị nhìn theo cười mãn nguyện. Dọc đường tôi cứ miên man suy nghĩ, với một phụ nữ nông thôn, nhờ biết tận dụng hết thời gian trong ngày và đất đai sẵn có trong vườn, chẳng phải đi đâu xa mà thu nhập một năm hơn trăm triệu đồng quả là mơ ước của nhiều người. 
Sưu tầm:Hà Giang
Nguồn:baoquangtri.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại732,309
  • Tổng lượt truy cập90,795,702
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây