Năm nay đã gần 60 tuổi nhưng ông Cao Văn Hòa trú tại xóm 4 đã có gần 40 năm gắn bó với cái cui, cái đục. Ông là một trong những người tiên phong đầu tiên lên các bản làng phía tây Nghệ An để làm nhà cho bà con đồng bào dân tộc từ khi mới ngoài 20 tuổi.
“Đói nên buộc đôi chân phải đi, mấy mươi năm ngược núi mang theo cái đục cái cui, vượt bao nhiêu con đèo, dựng bao nhiêu căn nhà cho đồng bào, chính ông Hòa cũng không nhớ nổi. Cho đến bây giờ, đã có hàng chục “hậu sinh” trong làng vượt rừng vào các bản để làm nhà sàn cho bà con đồng bào dân tộc.
Bây giờ, trên khắp các bản làng của các huyện miền núi Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn… đều lưu giữ những sản phẩm tinh xảo từ bàn tay giàu kinh nghiệm của những người thợ mộc Nam Lộc.
Một điều khác đặc biệt của những người thợ này là hầu hết họ đều mới học hết cấp 1. Vậy mà họ vẫn tính toán các góc cạnh, hệ số, công thức Pi-ta-go một cách thành thạo và nhanh chóng. Thậm chí, họ có thể tính toán độ dốc của mái nhà, chiều dài cầu thang… chỉ trong ít giây.
Anh Cao Đình Oai, một thợ mộc có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề cho biết: “Chúng tôi đi theo từng nhóm thợ từ khoảng 7-10 người. Mỗi năm, nhóm thợ làm được hàng chục ngôi nhà sàn. Nếu thợ chính, mỗi tháng có thể kiếm được trên 10 triệu đồng, còn thợ phụ cũng kiếm được 5-7 triệu đồng”.
Ông Nguyễn Văn Chức, trú tại xóm 3, xã Nam Lộc là một trong những tay thợ mộc có kinh nghiệm trong nghề mộc hàng chục năm nay. Sau nhiều năm kinh qua các huyện miền Tây Xứ Nghệ, ông đã có cách nhìn mới và táo bạo chuyển từ làm công nhật sang thầu khoán các công trình tập thể ở miền núi rồi về quê đưa thợ trong làng lên làm việc cho ông.
Với cách làm này, chỉ sau vài năm, ông được xem là một trong những “đại gia” xứ Nghệ. Lớp trẻ hiện cũng táo bạo không kém, như anh Nguyễn Văn Hưng, mới ngoài 30 tuổi đã có trong tay khoảng hơn 20 thợ mộc và đứng nhận thầu những công trình có giá trị hàng tỷ đồng.
Ngoài những tay thợ mộc được xem là “đại gia”, Nam Lộc cũng có nhiều hộ gia đình có của ăn của để, xây dựng nhà cửa, sắm xe ô tô sang nhờ nghề làm nhà gỗ.
Ông Cao Ngọc Liên - Bí thư xóm 4, xã Nam Lộc hồ hởi cho biết: Xóm có 180 hộ thì có trên 90 hộ có người làm nghề mộc, có hộ 2-3 lao động cùng đi làm mộc. Mỗi ngày, họ có thể kiếm từ 200 - 300 ngàn đồng/người. Bây giờ, làng mộc Nam Lộc đã “thay da đổi thịt” khác xưa.
Riêng gia đình tôi cũng có 2 đứa con trai đang đi làm mộc ở Lào và cũng có thu nhập khá. Theo ông Hoàng Nghĩa Hùng - Chủ tịch UBND xã Nam Lộc, Nam Lộc vốn là xã công giáo toàn tòng (93,7%) nằm bên sông Lam nên quanh năm thường xuyên bị ngập lụt, mất mùa.
Khoảng hơn chục năm trở lại đây, xã có khoảng 300-500 lao động thường xuyên làm nghề mộc- chuyên dựng nhà gỗ. Chính nghề mộc đã khiến cho Nam Lộc đang ngày càng khởi sắc.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã