Học tập đạo đức HCM

Mô hình máy cuốn rơm: Hiệu quả bước đầu

Thứ năm - 09/07/2015 08:10
Việc đưa vào sử dụng máy cuốn rơm giúp thu gom rơm thuận lợi và hiệu quả, dễ vận chuyển, tăng thu nhập từ nguồn bán rơm, đảm bảo nguồn cung ổn định thức ăn cho trâu bò và trồng nấm rơm; đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường (ÔNMT) do đốt rơm.

Toàn tỉnh Bình Định có diện tích sản xuất lúa hàng năm gần 110 ngàn ha, sản lượng lúa trên 650 ngàn tấn, quá trình sản xuất để lại lượng phụ phẩm rơm, trấu khá lớn với số lượng ước tính khoảng 500 ngàn tấn rơm và 130 ngàn tấn trấu. Trong đó khoảng 1/3 lượng rơm làm thức ăn cho trâu bò, làm nấm rơm và che tủ trong trồng trọt, phần lớn bỏ lại ngoài đồng hoặc đốt bỏ, gây ÔNMT.

Máy cuốn rơm hoạt động trên đồng ruộng Phước Hưng.  Ảnh: PHAN THANH SƠN

Ở vụ Đông Xuân 2013-2014, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tiếp tục phối hợp với Ban quản lý Dự án “Gieo hạt giống cho sự thay đổi: Giảm tác động biến đổi khí hậu dựa trên cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững” (DA SRI-Ausaid) thực hiện mô hình máy cuốn rơm tại HTXNN Phước Hưng (Tuy Phước). DA đã hỗ trợ kinh phí để HTX mua máy cuốn rơm (giá 262 triệu đồng gồm đầu kéo và máy cuốn rơm); trong đó vốn hỗ trợ từ DA SNV chiếm 42%, Trung tâm KNKN 28% và HTXNN Phước Hưng 30%. Trung tâm KNKN và DA SRI-Ausaid cũng hỗ trợ HTX xây dựng phương án kinh doanh dịch vụ máy cuốn rơm. HTX trực tiếp quản lý và thuê công nhân vận hành máy; tổ chức dịch vụ cuốn rơm thuê cho nông dân trong và ngoài HTX, thu mua cuốn rơm bán lại cho người sử dụng.

Ông Trần Tăng Long, Chủ nhiệm HTXNN Phước Hưng, cho biết: Đây là máy cuốn rơm đầu tiên tại Bình Định. Năm 2014, HTX đã ký kết hợp đồng ổn định được đầu ra với Công ty cổ phần Bò sữa Nhơn Tân (cung ứng 30.000 cuộn rơm/năm). Ở vụ Đông Xuân vừa qua, trong vòng 25 ngày, với 1 máy cuốn rơm, HTX đã tổ chức thu mua, cuốn được 9.891 cuộn rơm, tiêu thụ với giá bình quân 27.450 đồng/cuộn, doanh thu hơn 271 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 106,7 triệu đồng. Sử dụng máy cuốn rơm cũng tạo thuận lợi trong thực hiện cánh đồng mẫu lớn tại địa phương, giúp đẩy nhanh thời vụ thu hoạch, giải phóng nhanh đồng ruộng để tổ chức sản xuất vụ tiếp theo. Rơm cuộn do HTX thu gom cũng đã phục vụ chăn nuôi trâu bò tại địa phương và bước đầu được các hộ trồng nấm đưa vào sử dụng có hiệu quả. Giá mua một máy cuốn rơm của Nhật Bản từ 125-150 triệu đồng (không tính đầu máy kéo), chỉ cần 2-3 vụ sản xuất là có thể thu hồi được vốn đầu tư.

Ông Võ Trung Dương, phụ trách Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phước, cho biết: Với diện tích sản xuất lúa hơn 7.500 ha của huyện, trong khâu thu hoạch hiện đã đẩy mạnh cơ giới hóa, sử dụng máy gặt đập liên hợp khá nhiều, tuy nhiên có đến hơn 50% lượng rơm bị đốt bỏ, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Việc đưa vào sử dụng máy cuốn rơm sẽ giúp giải quyết vấn đề này; riêng huyện Tuy Phước cần khoảng 100 máy để đủ đáp ứng nhu cầu.

Từ kết quả đạt được của mô hình, theo kế hoạch, trong năm 2015, thông qua Trung tâm KNKN, tổ chức SNV sẽ hỗ trợ một mô hình máy cuốn rơm tại HTXNN Hoài Mỹ- Hoài Nhơn; Trung tâm KNKN cũng đầu tư thực hiện một mô hình máy cuốn rơm tại HTXNN Phước Sơn 1.

Theo: baobinhdinh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập458
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm450
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,473
  • Tổng lượt truy cập90,866,866
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây