Chương trình “công nghệ sinh thái” được thực hiện dựa trên phương pháp IPM. Đây là hoạt động trong chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” do Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam phối hợp với chi cục bảo vệ thực vật 22 tỉnh, thành phía Nam thực hiện. Chương trình được thực hiện từ vụ đông xuân 2012-2013 đến đông xuân 2014-2015 tại các xã xây dựng nông thôn mới.
Nội dung chính của mô hình là trồng các loại cây có hoa như mè, đậu bắp, soi nhái, xuyến chi, cúc mặt trời, cẩm tú, trâm ổi, đậu xanh, lạc dại, hoa mười giờ… trên các bờ ruộng nhằm dẫn dụ thiên địch, kiểm soát các loại sâu hại trên đồng ruộng, thiết lập sự cân bằng sinh thái đồng ruộng, giảm đáng kể số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân.
Mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” tại tỉnh Trà Vinh.
Sau hơn 4 năm triển khai, chương trình đã xây dựng thành công 57 mô hình “công nghệ sinh thái” trên lúa, rau và cây ăn trái tại các xã xây dựng nông thôn mới ở 22 tỉnh, thành phía Nam. Các tỉnh có diện tích ứng dụng nhiều nhất là Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… Tổng diện tích của các mô hình đến nay đạt hơn 2.648ha, với sự tham gia trực tiếp của hơn 3.143 hộ nông dân.
“Ruộng lúa, bờ hoa” không chỉ giúp kiểm soát dịch hại, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất mà còn làm cho cảnh quan nông thôn tươi đẹp.
Ông Nguyễn Văn Giàu ở Bến Cầu (Tây Ninh) cho biết: “Nhờ áp dụng mô hình “công nghệ sinh thái”, ong và các loại côn trùng khác tới ruộng của tôi nhiều hơn, năng suất lúa cũng cao hơn, tăng thu nhập từ 900.000 - 2.900.000 đồng/ha/vụ. Cũng nhờ vậy mà việc sử dụng thuốc trừ sâu được hạn chế, gia đình tôi tiết kiệm đến 50% chi phí thuốc trừ sâu. Mô hình này còn giúp quản lý tốt dịch hại, kiểm soát rầy nâu không cho bùng phát gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như trước. Tuy nhiên, tôi đề xuất nên nghiên cứu trồng loại hoa nào có thể sử dụng được lâu dài, những loại hoa hiện nay có tuổi thọ khá ngắn nên chỉ sử dụng được một số mùa vụ rồi phải trồng lại”.
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng.
TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết: “Ruộng lúa, bờ hoa” là một tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho nông dân nhằm giảm chi phí sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, tạo ra nông sản an toàn và thân thiện với môi trường. Thời gian tới, chương trình có thể mở rộng áp dụng trên vườn cây ăn trái cũng như rau màu để vừa tạo ra sự đa dạng về sinh học vừa giúp nông dân tăng lợi nhuận".
Theo: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025