Học tập đạo đức HCM

Trồng rau nhà lưới thu tiền tỷ ở Hà Nội

Thứ hai - 27/07/2015 21:14
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gieo trồng rau cải trong nhà lưới, giúp cho xã viên HTX Nông nghiệp Tiền Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội phấn khởi thu hoạch cải trái vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2008, thôn Tiền Lệ là địa phương duy nhất được Cty TNHH Syngenta VN hỗ trợ 2,5 ha nhà lưới và cử kỹ sư hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật gieo trồng.
Ngay khi tiếp quản nhà lưới, HTXNN Tiền Lệ đã tiến hành giao thầu cho 18 hộ trong thôn với mục đích chính là gieo trồng các giống rau cải theo quy trình SX rau an toàn.
Anh Nguyễn Khắc Đạo, một trong 18 hộ được nhận thầu cho hay: “Cải là loại rau ăn lá phổ biến với người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Thủ đô, rau cải vốn là loại rau chỉ gieo trồng được vào vụ đông, nhưng khi gieo trồng trong nhà lưới lại có thể mang lại thu hoạch cao kể cả khi trái vụ (vụ hè thu)”.
Các loại rau cải được gieo trồng chủ yếu là rau cải mơ, cải ngọt, cải chíp, cải bó xôi. Trong đó, cải mơ là giống rau cải chỉ có gieo trồng được trái vụ trong nhà lưới, còn bên ngoài thì không thể gieo trồng được.
Hiệu quả từ mô hình gieo trồng rau cải trong nhà lưới ở HTXN Tiền Lệ đã được khẳng định. Nhờ có lưới che giúp hạn chế ảnh hưởng của mưa (làm giập nát rau, bệnh xâm nhiễm gây hại, đất bị đóng váng, thiếu oxy rễ phát triển kém), giảm bay hơi nước, đất xốp, độ ẩm cao hơn nên cải sinh trưởng tốt, thời gian rút ngắn.
Cùng một giống rau cải trong nhà lưới chỉ mất từ 20 - 25 ngày, nếu gieo trồng ở ngoài không có lưới phải kéo dài thời gian từ 5 - 7 ngày mới thu hoạch được. Trung bình một năm thu hoạch được 10 - 11 lứa rau trong nhà lưới, mỗi lứa đạt từ 5 - 6 tạ rau/sào. Từ đó thu nhập cũng tăng lên. Trong 18 hộ được nhận thầu có hộ trồng 6 sào. Trung bình 1 sào cho thu nhập 40 triệu đồng/năm, với 6 sào rau có thể cho thu nhập gần 250 triệu đồng/năm.

 
10-48-01_img_1504
Trồng rau trong nhà lưới, hướng đi mới của nông dân Thủ đô
 
Nhờ trồng rau trong nhà lưới, các hộ SX được quanh năm, rau đảm bảo an toàn, giá cả luôn được mua ở mức cao và ổn định (trung bình từ 11.000 - 15.000 đồng/kg) nên có thu nhập thường xuyên và cao hơn so với trồng rau bên ngoài.
Điều mà người dân tâm đắc nhất khi sử dụng mô hình nhà lưới là có thể hạn chế phần lớn phân bón và thuốc trừ sâu so với trồng rau bên ngoài. Bởi trồng rau trong nhà lưới giảm sự rửa trôi phân bón do mưa, giảm bay hơi nước do đó không mất nhiều công tưới. Đặc biệt, nhà lưới có tác dụng giảm động của mưa, không tạo điều kiện cho bệnh phát triển, do đó không phải sử dụng đến thuốc BVTV.
Bên cạnh đó, các hộ dân được nhận thầu trong nhà lưới được huấn luyện về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), tuân thủ quy trình SX rau cải an toàn theo hướng VietGAP, phân bón sử dụng 100% là phân gà ủ mục từ 5 - 7 tháng, sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp thủ công để làm sạch cỏ, diệt trừ sâu bệnh như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ thấp, sử dụng bẫy bả chua ngọt khi xuất hiện bướm sâu khoang…
Ông Nguyễn Danh Tâm, Phó Chủ nhiệm HTXNN Tiền Lệ chia sẻ: “Thương hiệu rau Tiền Lệ đã có từ lâu và nay lại càng được khẳng định hơn khi có mô hình trồng rau cải trong nhà lưới. Chúng tôi luôn theo dõi sát sao quy trình SX rau của các hộ nhằm đảm bảo cung cấp nguồn rau an toàn VietGAP ra thị trường tiêu dùng Thủ đô và các tỉnh lân cận”.
Thăm mô hình gieo trồng cải trong nhà lưới ở HTXNN Tiền Lệ, nhìn những luống cải mơ, cải ngọt xanh non, cùng với niềm phấn khởi của người dân khi thu hoạch những mớ rau cải trái vụ mới thấy được hết hiệu quả của mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình vẫn còn rất nhiều khó khăn, do vốn đầu tư để xây dựng nhà lưới cao, nên nông dân chưa mạnh dạn đầu tư nhân rộng.
Vì vậy, chính quyền địa phương cần có định hướng và xây dụng kế hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, có chính sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ truyền thồng, xây dựng nhãn hiệu, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhằm khai thác lợi thế, hiệu quả mô hình nhà lưới, đảm bảo cho phát triển SX bền vững.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập470
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm469
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,207
  • Tổng lượt truy cập90,864,600
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây