Học tập đạo đức HCM

Những triệu phú trồng ngô trên đất Sơn La

Thứ hai - 07/01/2013 04:48
Những năm gần đây, nhiều nông dân trên các vùng trọng điểm ngô của Sơn La như Mai Sơn, Yên Châu, Bắc Yên… đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là chuyển từ trồng giống ngô địa phương năng suất thấp sang trồng các giống ngô lai cao sản như DK8868, DK6919, LVN10… Nhờ trồng ngô lai mà nhiều người đã làm giàu.

Phất lên nhờ ngô

Lâu nay Sơn La vẫn được biết đến là “vựa” ngô của miền Bắc, sản lượng ngô hàng năm đạt trên 600.000 tấn, đi đến đâu cũng thấy bà con trồng ngô, đến xóm làng nào cũng thấy nông dân bàn chuyện trồng giống ngô gì, áp dụng tiến bộ kỹ thuật thế nào… để có vụ ngô bội thu. Vào mùa thu hoạch rộ, những bắp ngô lai chín vàng được bà con tới tấp chở về nhà, phơi khô rồi chất thành đống, hoặc treo lủng lẳng khắp trần nhà để chờ thương lái tới thu mua. Có thể nói, ngô đã trở thành cây trồng chính, giúp nhiều nông dân, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi đói nghèo, vươn lên khá giàu.

Chị Quàng Thị Hôm, người Thái, ở bản Chặm Cảng, xã Chiềng Sung (huyện Mai Sơn) cho biết, Chiềng Sung là vùng đất gặp nhiều khó khăn về nguồn nước, vì vậy một năm bà con chỉ trồng được 1 vụ lúa, năng suất rất thấp. Được sự khuyến khích, hướng dẫn của cán bộ ngành nông nghiệp, bà con đã mạnh dạn chuyển sang trồng ngô. “Năm nào gia đình tôi cũng gieo dăm bảy kilôgam ngô giống, chủ yếu là giống ngô lai DK8868 do Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam phân phối. Giống này cho năng suất cao, ổn định, hạt màu vàng, sáng đẹp nên dễ bán. Dần dần, nhà tôi cũng có của ăn của để. Khoảng 5 năm gần đây, nhà tôi vừa trồng ngô, vừa làm đại lý cung cấp hạt giống ngô cho bà con trong bản, riêng tháng vừa qua đã bán được trên 1 tấn ngô giống DK8868”, chị Hôm kể.

Chị Hôm cho biết thêm, ở Chiềng Sung, nhiều gia đình đã xây được nhà mới, tậu được xe, trở thành triệu phú nhờ trồng ngô. Vụ thu hoạch tháng 9 - 10 năm vừa rồi, các giống ngô đều cho năng suất cao, nhất là giống DK8868, bắp nào cũng to, lõi nhỏ, hạt chắc, năng suất bình quân đạt 8 - 9 tấn/ha, đến nỗi có nhà tiếc vì không gieo toàn bộ diện tích giống ngô này. Vừa qua, nhiều hộ đã đến đăng ký mua tiếp giống DK8868, có nhà mua tới 40kg giống.

Anh Hoàng Văn Châu, chủ cửa hàng bán máy nông nghiệp, đồng thời cũng là đại lý cung cấp ngô giống ở thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu) cho biết: “Vụ vừa qua, hầu hết các hộ mua ngô giống tại đại lý đều sản xuất thắng lợi, có hộ thu hoạch tới mấy chục tấn, với giá ngô hạt đang ở mức cao (hiện đạt 6.000 đồng/kg), bà con có thể thu về 6 triệu đồng/tấn (tương đương 48 - 54 triệu đồng/ha).

Cần hỗ trợ để phát triển bền vững

Tuy là vựa ngô lớn nhất cả nước, nhưng thực tế thấy, đầu ra cho cây ngô ở Sơn La vẫn chưa thực sự ổn định, chủ yếu là do thị trường có nhiều biến động, giá cả bất ổn, chi phí vận chuyển cao; nhiều nông dân vẫn sử dụng các giống ngô cũ năng suất thấp, chất lượng kém nên có lãi ít… Vì thế, để “vựa” ngô phát triển bền vững, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong các khâu ổn định thị trường, vốn tín dụng, cải thiện hệ thống hạ tầng (chủ yếu là đường giao thông), đồng thời chú trọng nghiên cứu, lai tạo các giống ngô thế hệ mới cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt.

Anh Châu cho biết: “Với bộ giống ngô lai khá phong phú như hiện nay, bà con có nhiều lựa chọn cho việc gieo trồng, đơn cử như giống DK8868, do có khả năng trồng xen canh, chịu hạn và chống đổ tốt, chống chịu được thời tiết khắc nghiệt nên chúng tôi thường khuyến cáo bà con gieo trồng trên các vùng đất cao, không chủ động được nước tưới. Đây là giống dài ngày, năng suất cao, bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh nên đặc biệt thích hợp với điều kiện đồng đất ở Sơn La. Ngoài ra, giống này còn có một ưu điểm nổi bật là có thể trồng với mật độ dày để tạo ra năng suất cao”.

Theo đánh giá của bà con, giống ngô lai DK8868 thích nghi rộng trên chân ruộng 3 vụ trong năm, trên nhiều loại đất khác nhau như đồi núi, ruộng, chịu trồng dày nên tận dụng được đất, phân bón và giảm công lao động. Ngoài ra, đây cũng là một trong những giống ngô sạch bệnh nhất hiện nay với bộ lá “siêu” bền, có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. 

Thiên Hương

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm308
  • Hôm nay55,504
  • Tháng hiện tại852,202
  • Tổng lượt truy cập90,915,595
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây