Với mục tiêu phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, những năm qua, không ít nông dân xã Phú Thành đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng trang trại, gia trại với các loại hình như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, VAC kết hợp… Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết khi mô hình còn manh mún, năng suất chưa cao, đầu ra sản phẩm không ổn định... Để tháo gỡ khó khăn này, dựa trên nguyện vọng và nhu cầu thực tế của bà con, đầu năm 2012, Hội Nông dân xã đã phối hợp với huyện thành lập hiệp hội nông dân phát triển kinh tế với 12 thành viên. Ông Võ Hữu Bộ, Chủ tịch Hội Nông dân xã khẳng định: “ Từ khi thành lập đến nay, hàng tháng hiệp hội tổ chức sinh hoạt đều đặn nhằm trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, khi có dịch bệnh xảy ra, hiệp hội tập trung phòng chống dịch và giúp đỡ các thành viên không may gặp rủi ro. Ngoài ra, hiệp hội còn cơ cấu một thành viên chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi, một thành viên chuyển tải thông tin giá cả, thị trường”. Thông qua hình thức liên kết này, bà con yên tâm đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, không còn tình trạng vừa sản xuất, vừa tìm đầu ra như trước, tinh thần hợp tác và trách nhiệm của các tổ viên được phát huy. Bước đầu, mỗi mô hình cho lãi ròng 30 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm cho 40 lao động. Để các mô hình phát triển bền vững, giảm chi phí đầu vào và hạn chế rủi ro trong chăn nuôi, được sự giúp đỡ của Hội Nông dân huyện và Trường Trung cấp nghề kinh tế Bắc Nghệ An, trong tháng 10/2012, các thành viên trong tổ liên kết sản xuất chăn nuôi xã Phú Thành đã được nâng cao tay nghề qua lớp đào tạo ngắn hạn, được xã hỗ trợ kinh phí tham quan học tập kinh nghiệm nhiều mô hình trong và ngoài tỉnh. Ông Võ Văn Quyền ở xóm Tây Lai chia sẻ: “Các thành viên luôn phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, tham gia hiệp hội, tôi thấy mình gặp thuận lợi về nhiều mặt”. Để từng bước phát triển thêm nhiều tổ hợp liên kết, từ tháng 6/2012, Hội Nông dân Yên Thành tiếp tục chỉ đạo xây dựng điểm 2 mô hình liên kết trong sản xuất kinh doanh là: mô hình liên kết trồng nấm ở xã Khánh Thành; mô hình liên kết sản xuất hàng mộc dân dụng ở xã Tân Thành với trên 40 hộ tham gia. Thực tế cho thấy, hoạt động của các tổ liên kết này đã đem lại kết quả khả quan, người dân mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động có tay nghề, làm ra nhiều sản phẩm có giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Riêng mô hình trồng nấm xã Khánh Thành đang phấn đấu tiến lên quy mô hợp tác xã. Thông qua mô hình liên kết, nông dân có thêm nhiều thuận lợi như được tập huấn nâng cao kiến thức, tay nghề, hỗ trợ vốn vay ưu đãi. Từ những kết quả đạt được, huyện Yên Thành đang tiếp tục xây dựng mỗi xã có từ 1-2 mô hình liên kết phát triển bền vững, tạo bước đột phá trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Thái Dương - Hà Đặng Nguồn:kinhtenongthon.com.vn | ||
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã