Chính mô hình trên giúp chị từ hai bàn tay trắng trở thành nông dân điển hình, xuất sắc nhất trong phát triển nông nghiệp đa canh của tỉnh An Giang, với doanh thu hằng năm từ một đến hai tỷ đồng.
Xuất thân trong gia đình nghèo đông anh em huyện Cái Bè (Tiền Giang), lập gia đình, bên chồng cũng chẳng khấm khá hơn nên từ năm 1988, gia đình nhỏ của chị phải bồng bế nhau tha phương cầu thực khắp nơi. Từ phụ hồ, mua bán nhỏ đến làm công, tất cả đều qua đôi bàn tay chịu thương, chịu khó của hai vợ chồng. Năm 1991, nghe người em bà con ở Vĩnh Khánh (Thoại Sơn) mách nơi đây trù phú, đất đai khá màu mỡ, trên rau dưới cá, sống cũng được. Nghe vậy, hai vợ chồng mừng lắm, gom góp và được người thân cho mượn hai chỉ vàng quyết định đi xây dựng kinh tế mới, những mong "người phụ đất chứ đất chẳng phụ người".
Về Thoại Sơn với số tài sản "còm cõi" mang theo nên mọi sinh hoạt hầu như tiết kiệm từng li từng tí. Gia đình chị xin ở nhờ đất ông Năm Phong, một người thừa đất ruộng, thiếu người làm, theo cách nói của chị và mua nợ bốn công đất ruộng. Nhớ lại những ngày ấy, chị kể lại những cái Tết không một đồng dính túi, cân thịt kho cũng chỉ là niềm mong ước.
Hơn mười năm sống giữa đồng không, "hai vợ chồng lúc nào cũng nhắc nhở nhau quyết tâm làm tất cả những gì có thể, miễn sao kiếm tiền chân chính, từ mồ hôi, công sức bản thân và nhất là đừng để nợ nần gì ai", chị The tâm sự. Chí thú làm ăn, cho nên từ bốn công đất ban đầu, sau đúng tám vụ lúa, chị trả dứt nợ, có thêm hai con lợn giống cùng chục con vịt thả đồng. Ðó chính là những gia sản nền tảng đầu tiên để giờ đây gia đình chị gây dựng nên 3,6 ha đất nông nghiệp canh tác ba vụ/năm, 6.000 m2 đất thổ cư, hai ao nuôi cá tra, diêu hồng gần 5.000 m2, hơn 100 con lợn các loại và 200 con vịt chạy đồng, hơn 100 con gà thả vườn quay vòng hai ba lứa/năm. Tổng tài sản gần chục tỷ đồng là thành quả làm việc không mệt mỏi và thực hiện tinh thần tiết kiệm triệt để của gia đình chị The sau hơn 20 năm lập nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Nói về bí quyết làm giàu theo phương pháp canh tác nông nghiệp đa canh, chị The cho biết: Xây dựng nông nghiệp đa canh cái khó lớn nhất chính là phải siêng năng và biết lấy ngắn nuôi dài, lấy công làm lời là chính. Ðặc biệt, muốn xây dựng mô hình nông nghiệp đa canh thật sự có hiệu quả thì việc tiết kiệm phải đưa lên hàng đầu. Với bốn công đất trồng lúa ban đầu, sau khi thu hoạch, chị mang hết xay ra gạo, vừa để ăn vừa bán lẻ trong chợ xã, nguồn cám thu được chính là nguồn thức ăn cho đàn lợn. Riêng đàn vịt thì sau mùa vụ, chị cho thả đồng, hết vụ cũng là lúc vịt chuẩn bị xuất chuồng. Tất cả số tiền thu được từ các nguồn trên, chị dành tích lũy để mua thêm đất, mở rộng mô hình. Hiện nay, gia đình chị The đang tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm mô hình nuôi rắn trong bệ xi-măng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã