Học tập đạo đức HCM

Sự lan tỏa của phong trào Nông dân thi đua .....giỏi

Thứ bảy - 06/07/2013 23:44
Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động tổ chức Hội Nông dân các cấp, có sức lan tỏa trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
 
 
 
Tổ chức tốt phong trào này, các cấp Hội đã mang lại quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên, nông dân. Từ đó, hội viên nông dân gắn bó và tham gia tích cực các phong trào do Hội phát động. 

Liên kết hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất 

Phát huy lợi thế của địa phương, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng bình quân 5,8%/năm; vận động nông dân thực hiện các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. 

Các cấp Hội chủ động phối hợp với các sở, ngành, cơ quan khoa học và các doanh nghiệp tổ chức 2.426 lớp tập huấn kỹ thuật cho 150 ngàn lượt hội viên nông dân; phối hợp tổ chức hàng trăm hội nghị, hội thảo đầu bờ về giống cây, con mới; xây dựng 10 câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phối hợp và trực tiếp xây dựng 50 mô hình khuyến nông, tổ hợp tác sản xuất hỗ trợ nông dân trồng nấm, nuôi nhông, sản xuất mây tre đan, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, chăn nuôi, trồng rau màu nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 


Các giống lúa mới được nông dân đưa vào gieo trồng cho năng suất cao

Hội vận động và phối hợp thành lập 77 tổ ngư dân đoàn kết đánh bắt thủy sản xa bờ, tổ tự quản tàu thuyền, tạo điều kiện ngư dân tham gia nghiệp đoàn nghề cá, góp phần phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Hội phối hợp với một số cơ quan, đơn vị hỗ trợ, thành lập, cung cấp máy vi tính, máy in cho 37 câu lạc bộ nông dân ứng dụng Internet phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới... Hội tín chấp cho nông dân vay vốn ngân hàng mua máy nông nghiệp các loại thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất. 
 
Hỗ trợ nông dân sản xuất, Hội Nông dân liên kết với các Công ty vật tư nông nghiệp triển khai cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên. Các cấp Hội phối hợp cung ứng hàng ngàn tấn phân bón các loại bằng phương thức trả chậm hỗ trợ cho hàng chục ngàn hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất. 
 
Cùng với chuyển giao khoa học kỹ thuật, khai thác các nguồn vốn hỗ trợ hội viên, các cấp Hội đã chủ động vận động tương trợ trong nội bộ nông dân về vốn; giống cây, con; vật tư; kinh nghiệm để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giúp đỡ hơn 15.600 hộ nghèo có điều kiện sản xuất, ổn định cuộc sống, thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên sản xuất kinh doanh giỏi. 

Đến nay, toàn tỉnh có 78.308 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng cơ sở sản xuất, chuồng trại chăn nuôi, trồng hàng chục ha cây nguyên liệu mía, mì, keo lai đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, toàn tỉnh có 383 trang trại đã và đang phát triển theo hướng hàng hóa với quy mô lớn. 

Mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ 

Tại Kiên Giang, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã hội tụ và phát huy được các nguồn lực về tiềm năng đất đai, lao động, vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ năng động nắm bắt thông tin thị trường, mạnh dạn ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và kỹ thuật tiến tiến, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích canh tác, luân canh, tăng vụ, nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích và góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn,… Điển hình như các vùng chuyên canh lúa huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng; khoai lang huyện Hòn Đất; chuyên canh cua, sò huyết, tôm sú dưới tán rừng phòng hộ huyện An Biên, An Minh... 


Mô hình trồng nấm Linh Chi của nông dân xã Quảng An 
 
Phong trào đã khích lệ, động viên nông dân trong tỉnh đổi mới cách nghĩ, cách làm, khai thác hiệu quả tiềm năng nội lực, nêu cao tinh thần đoàn kết hợp tác, lao động sáng tạo, từ đó luôn xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình và mô hình mới, với quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng trăm triệu đồng, thu hút hàng chục lao động, thu nhập mỗi hộ hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên. Nhiều tấm gương nghèo vượt khó vươn lên và trở thành những hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Đến nay, toàn tỉnh có 50.948 hộ đạt chuẩn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Bên cạnh đó, phong trào còn góp phần thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, các loại hình như tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại hoạt động đa số đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt, từ phong trào đã xuất hiện nhiều nông dân có những sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất, kinh doanh được công nhận là nhà nông sáng tạo. Phong trào đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển, tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn. 
 
Thông qua phong trào, Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đóng góp trên 26,137 tỷ đồng và 87.180 ngày công lao động tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn, như sửa chữa và làm mới 1.174km đường giao thông nông thôn và 1.898 cây cầu; hiến đất để xây dựng trường học, làm đường giao thông, làm thủy lợi nội đồng,…Thông qua hỗ trợ về giống, vốn, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, tạo việc làm để tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo, các cấp hội đã góp phần tích cực cùng các cấp, các ngành, địa phương giúp 7.132 hộ hội viên, nông dân thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh còn 5,73% năm 2012. 

Thúc đẩy kinh tế trang trại, gia trại phát triển 

Các cấp Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã chủ động phối hợp với các ngành đặc biệt là ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức phát động phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp ở các địa phương. Các chỉ tiêu thi đua của phong trào được cụ thể hoá tới tổ chức Hội cơ sở và được phát động đến các chi hội đăng ký, giao ước thi đua tới toàn thể hội viên, nông dân. 

Qua phát động phong trào, 100% cơ sở Hội và chi hội tổ chức cho hội viên nông dân đăng ký phấn đấu thi đua danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp. 959.244 lượt hộ được suy tôn là hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Qua phong trào, các cấp Hội nông dân đã khuyến khích, động viên và cùng các hộ nông dân giỏi xây dựng các mô hình liên kết sản xuất kinh doanh, lấy nông dân sản xuất kinh doanh giỏi làm nòng cốt chuyển giao khoa học kỹ thuật; cung ứng vật tư cây, con giống, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm đảm bảo hộ trực tiếp sản xuất có lãi. 
 
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần thúc đẩy kinh tế trang trại, gia trại phát triển. Hiện nay, Thái Bình đã có 527 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và hàng chục nghìn gia trại. 

Các cấp Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã chủ động liên kết với ngành nông nghiệp, các công ty, các nhà máy, trạm, trại, mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; tích cực tìm hiểu và triển khai xây dựng các mô hình điển hình, tổ chức cho cán bộ, hội viên đi tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm sản xuất. Hội liên kết với các tổ chức tín dụng ký kết các hợp đồng ủy thác, liên kết tạo nguồn vốn vay. 
 
Hội đã tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội giúp nông dân vay đến nay dư nợ là 1.131,6 tỷ đồng, cho 71.533 lượt hộ vay. Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 10,7 tỷ đồng cho 1.588 lượt hộ vay phát triển sản xuất. Ngoài ra, các cấp Hội đã phối hợp và liên kết với các các nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh giúp nông dân mua vật tư nông nghiệp trả chậm với hàng ngàn tấn phân bón, thóc giống, vật tư nông nghiệp mỗi năm. Nhờ có nguồn vốn vay và phương thức mua vật tư trả chậm, nhiều hộ đã năng động, sáng tạo phát triển sản xuất, trở thành hộ sản xuất - kinh doanh giỏi. 

Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cơ sở hội tập trung tuyên truyền, vận động liên kết hợp tác giữa các nhóm hộ, các câu lạc bộ, các tổ hợp tác kinh tế, các hợp tác xã trong sản xuất - kinh doanh, trong tiêu thụ nông sản phẩm. Đó là các hợp tác xã, các câu lạc bộ chăn nuôi ở Kiến Xương, Hưng Hà, Đông Hưng, hợp tác xã chuyên giống cây trồng, rau màu xuất khẩu ở Đông Hải (Quỳnh Phụ); nhóm hộ tiêu thụ lúa gạo ở Đông La (Đông Hưng), nhóm hộ tiêu thụ lợn sữa, lợn thịt ở Đông Hải (Quỳnh Phụ), nhóm hộ tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp Thái Xuyên (Thái Thuỵ), Đông Giang (Đông Hưng). Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản.

Giúp nông dân học tập kinh nghiệm sản xuất qua những mô hình thực tế 

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, mỗi năm ở Vĩnh Phúc xuất hiện hàng trăm mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi như mô hình gia đình ông Vũ Trung Học ở thị trấn Thổ Tang – huyện Vĩnh Tường kết hợp làm thương mại dịch vụ với VAC cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm và thường xuyên giải quyết cho trên 10 lao động nhàn rỗi có việc làm tại chỗ với mức thu nhập 2 triệu đồng/tháng. Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Trần Văn Bính ở thị xã Phúc Yên
 
cho thu nhập 600 triệu đ/năm và thường xuyên giải quyết việc làm cho 50 lao động với mức thu nhập trên 2 triệu đồng/ tháng. Nhiều mô hình nuôi lợn rừng lai, trồng thanh long ruột đỏ trên đất đồi ở Sông Lô – Lập Thạch cho thu nhập kinh tế cao. Nét nổi bật của phong trào này là thể hiện tính nhân văn, tinh thần tương thân, tương ái người có giúp người khó, hàng năm nông dân đã giúp nhau hàng tỷ đồng, hàng ngàn con giống, hàng ngàn ngày công lao động, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống cho nông dân nghèo. Qua đó, số hộ khá và giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo ngày càng giảm, bình quân mỗi năm giảm hộ nghèo từ 1,5-2%, hiện nay toàn tỉnh còn 6,5% hộ nghèo. 

Phong trào đem lại hiệu quả rất rõ rệt đối với nông dân, bằng việc xây dựng mô hình cụ thể đã giúp nông dân được học tập kỹ thuật, học tập kinh nghiệm qua những mô hình thực tế, được trực tiếp trao đổi nắm bắt thông tin, được vay vốn và vật tư sản xuất, được bao tiêu sản phẩm. Phong trào này thực sự là trường học của nông dân ngoài giảng đường, với cách làm nông dân nói cho nông dân hiểu, nông dân làm cho nông dân thấy. Lấy hiệu quả của mô hình để thuyết trình vận động nông dân nhân rộng ra đại trà sản xuất, cách làm này rất hiệu quả, dễ tiếp thu, dễ áp dụng lại đáp ứng được những vấn đề cần thiết của nông dân trong sản xuất. 

Để phong trào ngày càng được triển khai tốt và bền vững, Hội Nông dân tỉnh tăng cường công tác thông tin và truyền thông làm thay đổi nhận thức của Hội viên nông dân về thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, khích lệ hội viên nông dân vượt qua khó khăn khai thác thế mạnh đầu tư phát triển sản xuất.
 
Hội tăng cường hỗ trợ vốn vay gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề cho nông dân; xây dựng các mô hình tiên tiến để nông dân học tập tham quan và nhân rộng; gắn việc triển khai phong trào với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Hội phát triển phong trào gắn với sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể, phát triển ngành nghề với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Hội tăng cường làm cầu nối giữa nông dân với các doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học, giúp nông dân từng bước sản xuất có bao tiêu sản phẩm./. 
Theo tamnhin.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập326
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại813,798
  • Tổng lượt truy cập90,877,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây