Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo, làm giầu từ nuôi gà đồi

Thứ bảy - 09/02/2013 00:44
Tết này người dân Yên Thế, Bắc Giang phấn khởi đón mùa xuân mới, bởi gà đồi Yên Thế được giá, được mùa.
 

Nuôi gà đồi đã trở thành hướng phát triển kinh tế mũi nhọn ở Yên Thế. VGP/Trần Mạnh

Vừa xuất xong 4.000 con gà phục vụ thị trường tết, ông Nguyễn Xuân Hiếu, chủ hộ nuôi gà ở xã Đồng Tâm phấn khởi: Nhờ Chính phủ chỉ đạo xử lý quyết liệt việc ngăn chặn gà lậu nên gà thương phẩm Yên Thế tiêu thụ rất thuận lợi, người chăn nuôi lãi lớn.

 

Ông Hiếu cho biết, riêng đợt gà xuất bán phục vụ tết, ông lãi gần 150 triệu đồng. Tính tổng lợi nhuận từ 1,5 ha vải và đàn gà, năm nay gia đình ông lãi khoảng 360 triệu đồng.

Ông Hiếu chỉ mong, sang năm mới vẫn giữ được thị trường cạnh tranh lành mạnh, ông sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi để phục vụ sản phẩm gà đồi cho thị trường.

Còn chị Nguyễn Thị Hoan chuyên cung cấp gà giống cho các hộ chăn nuôi trong huyện cho biết: Mỗi tháng trung bình gia đình xuất gần 1 vạn con gà giống. Với hơn 100 triệu đồng tiền lãi thu được, năm nay chị không chỉ trả hết nợ cho ngân hàng, mà còn mạnh dạn mở rộng đầu tư sản xuất trong năm mới.

Vay thêm vốn chính sách để tăng gia sản xuất

Đến thăm gia đình ông Lăng Văn Toàn, dân tộc Nùng, là một hộ nghèo tại thôn La Thành, xã Tiến Thắng huyện Yên Thế, ông cho biết, được sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông, tháng 8/2012, ông đã vay 25 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư vào sản xuất chăn nuôi.

Với số tiền ấy, ông Toàn mua hơn 800 con gà giống, lứa đầu tiên xuất bán sau khi trừ hết chi phí ông được lãi trên 35 triệu đồng. Ông tiếp tục đầu tư nuôi gần 1.000 con gà, hiện nay lứa gà thứ 2 chuẩn bị được xuất chuồng bình quân 2kg/1con, với giá thị trường như hiện nay ông được lãi trên 40 triệu đồng.

Để giúp người dân nghèo tiếp cận nguồn vốn đầu tư chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Phú, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Thế cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2012, Chi nhánh đã cho các hộ nghèo và các hộ vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn gần 40 tỷ đồng để đầu tư sản xuất.

Qua đó, nâng tổng dư nợ cho vay hộ nghèo của chi nhánh huyện lên tới gần 106 tỷ đồng, còn tổng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn gần 30 tỷ đồng. Trong đó, đa số các hộ nghèo vay vốn để chăn nuôi gà, vật nuôi chủ lực của địa phương. Hầu hết các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả sử dụng vốn cao.

Để tiếp tục phục vụ nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách đầu tư sản xuất chăn nuôi, Chi nhánh dự kiến trong năm 2013 sẽ tiếp tục mở rộng cho vay phát triển sản xuất, dự kiến tổng nguồn vốn và dư nợ tăng từ 10-15%.

Bảo vệ thương hiệu

Có thể nói, con gà đã trở thành sản phẩm chủ lực giúp người dân Yên Thế, Bắc Giang không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giầu chính đáng. Tuy vậy, theo khảo sát của chúng tôi, bà con Yên Thế vẫn băn khoăn lo sản phẩm của mình có thể bị trà trộn với các loại gà khác khi bán lẻ ở các chợ. Bà con chăn nuôi mong chủ trương kẹp chì cho từng con gà sẽ sớm được huyện triển khai thực hiện để bảo vệ thương hiệu đàn gà.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế cho biết: Tất cả số gà Yên Thế khi cung cấp ra thị trường đều được kiểm soát chặt chẽ từ khâu con giống – quy trình chăn nuôi đến xuất bán. Chỉ tính trong 8 ngày giáp tết (30/1 – 6/2) Yên Thế đã kiểm dịch, dán lô gô 228 chuyến xe ô tô vận chuyển; dán tem, kẹp chì 3.014 lồng, tương đương với 98.043 con gà lông thương phẩm cho thị trường.

Sang năm mới, huyện sẽ tiến hành kẹp chì cho từng con gà khi xuất bán, để vừa bảo đảm thương hiệu sản phẩm, vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm gà đồi Yên Thế, bà Xuân cho biết thêm.

Nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các tỉnh thành trong việc kiểm soát gà lậu, cũng như ý thức giữ gìn thương hiệu sản phẩm của chính quyền và người dân, nên năm nay các hộ gia đình ở Yên Thế phấn khởi đón một cái tết bội thu.

Nghề chăn nuôi gà đồi đã trở thành một hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của đa số hộ dân huyện Yên Thế, Bắc Giang.

Trần Mạnh – Hoàng Diên

Theo baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại205,337
  • Tổng lượt truy cập92,583,001
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây