Mô hình nuôi lợn ta đang được nhân rộng ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn). |
Anh Tiến kể, vốn rất thiếu đất sản xuất, đất rừng ở đây có nhiều, nhưng do toàn đất đồi núi cao, không có đường giao thông, nên việc trồng rừng, làm kinh tế rừng rất khó. Mặt khác, để có thu nhập từ trồng rừng nguyên liệu phải từ 8-15 năm mới được khai thác, vì vậy nhiều gia đình ở đây vẫn chưa thoát được nghèo. Anh Tiến tâm sự: "Nhà mình có 6 người, vợ chồng mình đều khỏe mạnh, chịu khó lao động mà lận đận mãi không thoát được nghèo, giờ nghĩ lại, cái chính là không tìm được cách làm để thoát nghèo".
Đến năm 2011, sau khi đi thăm quan, tìm hiểu các mô hình kinh tế trong tỉnh và cả những tỉnh lân cận, anh Tiến quyết định chọn mô hình chăn nuôi. Thông qua các tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình anh đã vay được 30 triệu đồng. Anh dành 10 triệu làm chuồng trại để nuôi giống lợn rừng và lợn ta (người dân địa phương quen gọi là lợn Mán). Với 20 triệu đồng còn lại, anh lặn lội lên tận huyện vùng cao Pác Nặm (huyện xa nhất của tỉnh Bắc Kạn) để mua giống lợn rừng, còn lợn ta anh vào huyện Na Rì để mua giống. Ban đầu do vốn ít, anh mua 4 lợn rừng, trong đó có 2 lợn nái, một lợn đực và một lợn thịt; lợn ta anh cũng mua 4 con, hai nái và hai lợn thịt. Những lứa đầu lợn đẻ, anh để nuôi và chọn con tốt bán lợn giống. Chỉ sau một năm, kinh tế gia đình ổn hẳn. Từ chỗ là hộ nghèo, năm 2012 gia đình anh đã thoát nghèo.
Trong năm 2011 và 2012, mỗi năm trừ chi phí giống, thức ăn, thu nhập từ bán lợn thịt cũng được từ 30-40 triệu đồng. Hiện trong chuồng nhà anh có trên 20 con lợn trong đó có 8 lợn rừng và 8 con lợn ta nuôi bán thịt, còn lại là lợn giống. Anh Tiến cho biết: Khi trả xong vốn và có kinh nghiệm tốt, gia đình tiếp tục mở rộng chăn nuôi, ở vùng đất này chỉ có chăn nuôi lợn là thích hợp. Hiện nay, nuôi lợn có giá trị kinh tế cao.
Ông Nguyễn Đình Hiến, Phó Chủ tịch xã Bình Văn cho biết: Ngoài việc chủ động tìm con giống, anh Tiến đã tìm đến các trang trại nuôi lợn từ trước để học hỏi kinh nghiệm nuôi từ giống lợn rừng, lợn ta. Khi hộ nghèo trong xã, trong thôn cần lợn để nuôi, anh đều bán dưới dạng cho vay không lãi, coi như giúp nhau thoát nghèo.
Hiện ở xã Bình Văn, ngoài gia đình anh Tiến nuôi nhiều lợn nhất, còn có gia đình ông Nguyễn Đình Chính, ở thôn Khuôn Tắng nuôi được 3 lợn nái; gia đình ông Ma Phúc Tạch, thôn Bản Mới nuôi được trên 10 con bò; gia đình ông Nguyễn Tiến Khoan, thôn Thâm Bó nuôi được gần 10 con bò... Những gia đình này đều được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thông qua các tổ vay vốn của xã, của thôn.
Bài và ảnh: Nguyễn Trình
Theo baotintuc.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã