Làm hạ tầng cho vùng rau
Nằm ở ngoại thành Hà Nội, với hơn 300ha đất nông nghiệp, trong đó hơn 80ha sản xuất RAT, xã Vân Nội đang chọn nông nghiệp làm “đòn bẩy” để xây dựng NTM. Bà Trần Thị Hợp – Phó Chủ tịch UBND xã Vân Nội cho biết, khi chưa xây dựng NTM, xã đã có quy hoạch vùng sản xuất rau, nhưng sản xuất theo quy trình RAT thì mới thực hiện 3 năm nay.
Nhờ sản xuất theo quy trình RAT, giá trị thu nhập của người dân luôn đạt 300 - 350 triệu đồng/ha/năm. |
Theo bà Hợp, khi quy hoạch NTM, xã đã rất chú ý đến việc quy hoạch sản xuất, trong đó đặc biệt ưu tiên vùng sản xuất RAT: “Sau khi quy hoạch, chúng tôi đã cùng người dân làm đường bê tông, kênh mương nội đồng phục vụ đi lại và tưới tiêu. Hiện giá trị canh tác trên 1ha RAT đạt tới 300 – 350 triệu đồng/năm” – bà Hợp cho biết.
Đang bón đạm cho lứa rau cải xanh, chị Nguyễn Thị Thanh, thôn Ba Chữ cho hay: “Khi mới làm RAT, chúng tôi đầu tư giàn khung sắt, che lưới đen, nhưng không hiệu quả, vì lưới cao, mưa dột xuống làm lốc chân rau màu. Gần 2 năm nay, chúng tôi dùng khung tre khum lại, rồi che bằng nylon trắng, trời râm thì tháo nylon ra, mưa thì che lại, đầu tư chỉ độ 800 – 1 triệu đồng/sào mà rất hiệu quả”.
Mặc dù chỉ làm 4 sào rau, nhưng tính ra bà Trần Thị Nhỡ, thôn Ba Chữ có thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng. Mùa nào thứ ấy, mỗi lứa rau chỉ 2,5 – 3 tháng là cho thu hoạch, trung bình đạt 6 – 8 triệu đồng/sào/lứa. Bà Nhỡ nói: “Ngày trước chưa có đường, kênh mương làm rau màu vất lắm. Giờ đường bê tông ra đến ruộng, mương sẵn nước mình cần lúc nào là tưới lúc đó”.
Kêu gọi DN chung tay
Nếu năm 2010, Vân Nội mới đạt 8 tiêu chí, đến nay xã đã đạt 15/19 tiêu chí NTM. Theo bà Hợp, kinh nghiệm của Vân Nội là vận động con em đi làm ăn xa, đặc biệt là các doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng NTM. Ngoài việc vận động thông qua các cuộc họp, các cán bộ trong Ban xây dựng NTM xã còn đi đến từng hộ, từng doanh nghiệp để vận động. Với cách làm bền bỉ này, Vân Nội đã huy động được một lượng vốn đáng kế, đóng góp tích cực trong việc hoàn thành các tiêu chí NTM.
Tính hết năm 2012, xã đã vận động các doanh nghiệp đóng góp 11 tỷ đồng, điển hình như Công ty TNHH Rau quả nông sản Vân Trì ủng hộ 900 triệu đồng, Công ty CP Bến Thành đầu tư làm một đoạn đường trị giá hơn 500 triệu đồng… Ngoài ra ,còn có 51 hộ dân tự nguyện hiến 431m2 đất, trị giá hàng tỷ đồng.
Ông Lê Văn Quê – Giám đốc Công ty TNHH Rau quả nông sản Vân Trì nói: “Tôi sẵn sàng ủng hộ, vì đây là chương trình thiết thực với người dân, hơn nữa làm đường đẹp là để gia đình, bà con mình đi nên không sợ thiệt”.
Việt Tùng
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã