Học tập đạo đức HCM

Vĩnh Phúc: Hình thành “khu công nghiệp gà”

Thứ hai - 19/11/2012 19:23
Tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng một “khu công nghiệp” chuyên nuôi gà tại thôn Phú Ninh, xã Thanh Văn (huyện Tam Dương) với diện tích 36,5ha. Bước đầu đã có 30 hộ tham gia mô hình này.

Khu nuôi gà lớn nhất miền Bắc

Tam Dương là một trong những huyện có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở Vĩnh Phúc, đặc biệt là chăn nuôi gà, với hàng trăm trang trại. Trung bình các trang trại đều nuôi từ 1.000 – 3.000 gà/lứa, 30 – 200 lợn/lứa. Tuy nhiên, việc chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình tại khu dân cư đã gây ô nhiễm môi trường và việc “dồn” các hộ vào khu chăn nuôi tập trung (CNTT) đang là giải pháp tốt.

Nhiều chủ trang trại thu tiền tỷ ở khu trang trại tập trung (anh Đào Xuân Hải đang kiểm tra gà đẻ).

Ông Nguyễn Thanh Tuấn – Phó phòng NNPTNT huyện Tam Dương cho biết: “Trước kia, khu chăn nuôi tập trung này là vùng trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Năm 2003 đã có một vài hộ lên đây chăn nuôi gà nhỏ lẻ. Giải quyết tình trạng các hộ chăn nuôi trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, năm 2007, tỉnh đã phê duyệt khu đồi 36,5ha thuộc thôn Phú Ninh để làm khu CNTT cho các hộ chăn nuôi”.

Đây là khu đồi tách biệt với khu dân cư rất thích hợp với việc chăn nuôi gà. Khu CNTT này đã được đầu tư hơn 3km đường nhựa, hệ thống điện, kênh mương trục chính nhằm dẫn chất thải từ các trang trại ra khu bể xử lý. Bên cạnh đó, đa số các hộ đều sử dụng chế phẩm sinh học EM, nên đã giảm đáng kể mùi phân. Anh Đinh Tiến Văn hiện đang nuôi 7.000 gà mái đẻ và 60 lợn nái, phấn khởi cho hay: “Từ khi “dọn ra” khu CNTT, đất đai rộng, tách biệt với khu dân cư và có hệ thống xử lý, biogas nên chúng tôi không bị hàng xóm phàn nàn vì ô nhiễm nữa”.

Giàu lên nhờ chăn nuôi tập trung

Từ năm 2008 đến nay, ở khu CNTT Phú Ninh chưa từng xảy ra dịch cúm gia cầm, hay lở mồm long móng, tai xanh. Một trong những nguyên nhân dịch bệnh ít xảy ra là do 100% các hộ đều có ý thức trong việc phòng trừ bệnh và chôn cất, tiêu hủy nếu có lợn, gà chết. “Năm 2011, tôi nuôi hơn 7.000 gà mái đẻ và 60 lợn nái, năm đó trứng gà và lợn giống được giá. Cứ nuôi 1.000 gà lãi 60 – 70 triệu đồng/năm, lợn giống lãi 1,3 – 1,5 triệu đồng/con/lứa, trừ hết chi phí cả năm lãi khoảng 900 triệu – 1 tỷ đồng” – anh Đinh Tiến Văn vui vẻ cho hay.

Tại khu chăn nuôi tập trung ở Tam Dương hiện có 30 hộ chăn nuôi, trong đó 28 hộ nuôi gà thịt, gà đẻ, với khoảng 110.000 con gà/lứa (năm 3 – 4 lứa) và 2 hộ chăn nuôi lợn.

Không chỉ có anh Văn, ở xã Phú Ninh còn có hàng chục “đại gia gà” như anh Bùi Quốc Việt, Bùi Văn Quyến, Bùi Đức Chính, Nguyễn Thanh Tuấn… Đa số các hộ đều nuôi hơn 10.000 gà thịt, gà đẻ/lứa, cá biệt trang trại nhà anh Việt nuôi tới 40.000 gà đẻ, gà thịt/lứa. Khi hỏi về kinh nghiệm làm giàu từ chăn nuôi gà, anh Việt chia sẻ: “Tôi chủ yếu nuôi gà mía Lương Phượng và gà Ai Cập - hai giống gà này hiện cho hiệu quả rất tốt”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập455
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm449
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,068
  • Tổng lượt truy cập90,866,461
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây