Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu lao động theo Quyết định 71: Vẫn phải tận dụng thị trường truyền thống

Thứ hai - 26/03/2012 03:15
Tới nay, cả nước mới đưa được khoảng 7.000 lao động huyện nghèo đi xuất khẩu lao động - con số rất khiêm tốn so với mục tiêu tại Quyết định 71/2009. Bà Hoàng Thị Kim Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) trao đổi với NTNN về hoạt động này.

 

Lao động huyện nghèo hiện đang "ngại" thị trường Lybia vì những bất ổn chính trị, "ngại" Malaysia vì lương không cao. Cục có tính khai thác thị trường mới phục vụ đối tượng này?

- Mấy năm nay, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) nói chung vẫn đang ổn định ở các thị trường truyền thống, chưa khai thác thêm các thị trường mới hơn, kể cả lao động huyện nghèo. Lao động của ta chủ yếu vẫn đi Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia. Thị trường Trung Đông là thị trường tiềm năng nhưng sau sự khủng hoảng chính trị tại Libya, đến giờ chúng ta mới bắt đầu khởi động lại.

Lao động huyện nghèo chuẩn bị lên đường sang Malaysia làm việc.

Nói về thị trường lao động, tôi thấy khai thác tốt các thị trường truyền thống là đã rất ổn rồi vì họ chấp nhận tiếp nhận lao động phổ thông. Thực tế, lao động huyện nghèo nhìn chung trình độ không cao, chưa có tay nghề, yếu ngoại ngữ... nên dù có thị trường lao động mới cũng khó tiếp cận.

Bà có nhắc tới Nhật Bản, Hàn Quốc - những thị trường lao động đang khá "nóng" vì thuận lợi về lương, điều kiện lao động. Vậy làm thế nào để lao động huyện nghèo tiếp cận tốt hơn 2 thị trường này?

- Với thị trường lao động Hàn Quốc, Cục đã phối hợp mở một khoá định hướng đầu tiên cho hơn 100 người theo học. Riêng Thanh Hoá đã đưa 84 lao động huyện nghèo đi Hàn Quốc. Vừa rồi, Cục cũng đã phối hợp với hơn 20 tỉnh, thành phố tổ chức cho hơn 800 lao động học tiếng Hàn và tham gia kỳ thi cuối năm 2011.

Để giảm sự cạnh tranh, chúng tôi ưu tiên cho các lao động huyện nghèo đăng ký đi làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp (lao động thuộc diện khác không được đăng ký). Với 2 thị trường này, phía bạn không có khái niệm "ưu tiên" mà cứ ai đủ điểm thì có cơ hội trúng tuyển, chủ yếu là phía chúng ta cần phải tăng cường đào tạo để giúp lao động huyện nghèo đạt "chuẩn" đó...

Quá trình đưa lao động huyện nghèo đi xuất cảnh theo Quyết định 71 có rào cản nào không, thưa bà?

- Khi xây dựng đề án, chúng tôi tính toán mỗi huyện tuyển 100 người trong một năm, nhưng thực tế có những huyện cả năm chỉ tuyển được vài ba em. Đa phần các em học xong phổ thông đều đi học tiếp chứ không mặn mà lắm với việc đi lao động ở nước ngoài. Nhiều lao động có tư tưởng thích là đi, không thích là về. Doanh nghiệp lúc đầu nhiệt tình nhưng về sau lao động bỏ về nhiều quá thì cũng thấy nản.

Để đảm bảo chỉ tiêu XKLĐ, đồng thời cũng giảm tình trạng lao động xuất cảnh "chui", Cục Quản lý lao động ngoài nước đang xúc tiến để hỗ trợ lao động đi làm việc tại Thái Lan (thông qua các ký kết, đàm phán cấp cao về lao động).

Vậy theo bà, phải làm gì để xoá bỏ các rào cản để đưa lao động nghèo đi XKLĐ?

- Vấn đề hiện nay là cần phải có sự tuyên truyền, lựa chọn thật kỹ trước khi quyết định cho lao động đi hay ở. Thời gian tới có thể phải có cách phối hợp tốt hơn với các địa phương trong vấn đề giải quyết rủi ro cho người lao động. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng cần phải thể hiện sự nhập cuộc để từ đó tuyên truyền cho lao động địa phương thấy được quyền lợi của họ khi đi XKLĐ là không chỉ góp phần xoá đói giảm nghèo cho gia đình, địa phương mà còn thay đổi được trình độ, ý thức tác phong làm việc.

Thực tế, tại nhiều huyện nghèo vùng biên, lao động đi “chui” sang Lào, Thái Lan rất nhiều, tại sao Cục không tận dụng nguồn lực này để đưa họ đi theo Quyết định 71?

- Vừa rồi Cục cũng đã có chuyến đi khảo sát các tỉnh miền Trung, và có buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương. Số lao động đi lẻ theo đường biên giới tới Thái Lan rất là nhiều. Đa phần số này là những lao động không có tay nghề, không qua đào tạo nhưng vì không phải bỏ nhiều chi phí cho việc học nghề nên họ bất chấp mọi rủi ro có thể gặp để đi. Thực tế đây là nguồn lao động chưa qua đào tạo, không có khả năng đi xuất khẩu theo đường chính ngạch. Vì vậy, rất khó để có thể tận dụng số lao động này.

Xin cảm ơn bà.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay15,543
  • Tháng hiện tại208,636
  • Tổng lượt truy cập92,586,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây