Học tập đạo đức HCM

7 kháng sinh tự nhiên an toàn, hiệu quả

Thứ ba - 06/03/2018 21:36
Các thuốc kháng sinh kê đơn, như penicillin, đã giúp chúng ta khắc chế được nhiều bệnh chết người từ những năm 1940. Tuy nhiên, con người cũng đang chuyển dần sang các loại kháng sinh tự nhiên để điều trị.

Theo NHS, 1/10 số chúng ta sẽ gặp phải những phản ứng phụ gây hại cho hệ tiêu hóa sau khi uống kháng sinh. Khoảng 1/15 số người sẽ bị dị ứng với loại thuốc này.

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét bằng chứng về 7 “thuốc” kháng sinh tự nhiên tốt nhất, cũng như những lưu ý khi sử dụng.

1. Tỏi

Các nền văn hoá trên toàn thế giới từ lâu đã thừa nhận khả năng phòng và trị bệnh của tỏi.

Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể là cách điều trị hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm Salmonella và Escherichia coli (E. coli). Tỏi thậm chí còn được xem xét trong điều trị lao đa kháng thuốc.

2. Mật ong

Từ thời Aristotle, mật ong đã được sử dụng làm thuốc mỡ giúp liền vết thương và ngăn ngừa hoặc hút bỏ nhiễm trùng.

Các thầy thuốc ngày nay cũng thấy mật ong hữu ích trong việc điều trị các vết thương mạn tính, bỏng, loét, loét nằm và ghép da. Ví dụ, kết quả của một nghiên cứu từ năm 2016 chứng minh rằng băng tẩm mật ong có thể giúp liền vết thương.

Tác dụng kháng khuẩn của mật ong thường do hàm lượng hydrogen peroxid. Tuy nhiên, mật ong manuka chống lại vi khuẩn, mặc dù nó có hàm lượng hydrogen peroxid thấp hơn.

Một nghiên cứu năm 2011 cho biết loại mật ong nổi tiếng nhất này ức chế khoảng 60 loại vi khuẩn. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng mật ong thành công trong việc điều trị vết thương bị nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).

Ngoài đặc tính kháng khuẩn, mật ong có thể giúp liền vết thương nhờ cung cấp một lớp phủ bảo vệ tạo môi trường ẩm.

3. Gừng

Cộng đồng khoa học cũng thừa nhận gừng là một kháng sinh tự nhiên. Một số nghiên cứu, bao gồm một nghiên cứu công bố vào năm 2017, đã chứng minh khả năng chống nhiều chủng vi khuẩn của gừng.

Các nhà nghiên cứu cũng đang khám phá khả năng của gừng để chống say sóng và và buồn nôn và giảm lượng đường trong máu.

4. Hoa cúc tím (Echinacea)

'​Từ lâu hoa cúc tím (Echinacea) đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng'
Từ lâu hoa cúc tím (Echinacea) đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng

Thổ dân Mỹ và nhiều thầy lang đã sử dụng echinacea từ hàng trăm năm nay để điều trị các nhiễm trùng và vết thương. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu hiểu tại sao.

Một nghiên cứu đăng trên tờ Journal of Biomedicine and Biotechnology báo cáo rằng chiết xuất hoa cúc tím Echinacea purpurea có thể tiêu diệt loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm Streptococcus pyogenes (S. pyogenes).

S. pyogenes là thủ phạm gây viêm họng, hội chứng sốc nhiễm độc, và "bệnh ăn thịt người" có tên là viêm cân hoại tử.

Echinacea cũng có thể chống lại viêm do nhiễm khuẩn.

5. Mao lương hoa vàng (Goldenseal)

Goldenseal thường được sử dụng ở dạng trà hoặc viên nang để điều trị các bệnh hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên, nó cũng có thể chống lại bệnh tiêu chảy do vi khuẩn và nhiễm trùng đường tiểu.

Ngoài ra, kết quả của một nghiên cứu gần đây ủng hộ việc sử dụng Goldenseal để điều trị nhiễm trùng da. Trong phòng thí nghiệm, chiết xuất Goldenseal đã được sử dụng để ngăn ngừa MRSA gây tổn thương mô.

Người bệnh đang sử dụng thuốc kê đơn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng Goldenseal vì có thể gây tương tác thuốc.

Goldenseal cũng chứa berberin, một thành phần quan trọng của kháng sinh tự nhiên. Chất alkaloid này không an toàn cho trẻ dưới 1 tuổi, hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

6. Đinh hương

Trong y học cổ truyền Đinh hương thường được dùng trong nha khoa. Nghiên cứu thấy rằng nước sắc Đinh hương có thể hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli.

7. Kinh giới cay (Oregano)

Một số người tin rằng oregano tăng cường hệ miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hoá. Nó có thể có đặc tính chống viêm.

Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác minh được những tuyên bố này, một số nghiên cứu cho thấy rằng Oregano là một trong số các kháng sinh tự nhiên hiệu quả, đặc biệt khi điều chế thành tinh dầu.

Theo  Dantri

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay63,145
  • Tháng hiện tại859,843
  • Tổng lượt truy cập90,923,236
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây