Ludwig V. Beethoven và Antoine Brentano |
Ludwig van Beethoven (1770-1827), một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng và bí ẩn nhất trong lịch sử, qua đời ở tuổi 57 với một bí mật lớn. Khi ông qua đời vào ngày 26/03/1857, một bức thư tình được tìm thấy trong số những vật ông để lại (gồm cả chúc thư Heligenstadt ). Bức thư viết cho một người phụ nữ bí ẩn mà Beethoven chỉ gọi một cách giản dị là “người yêu bất tử” của mình. Bức thư này là tất cả những gì còn lại của một tình yêu cũng đắm say mãnh liệt như âm nhạc mà nhờ nó Beethoven đã trở nên nổi tiếng. Những sáng tác như Sonata Ánh trăng cũng như nhiều giao hưởng của Beethoven đã thể hiện một cách hùng hồn bi kịch của một mối quan hệ chẳng bao giờ được công khai. Bức thư được viết trên hai tờ giấy đúp trên cả hai mặt, tổng cộng là 8 trang. Kích thước chu vi giấy là 200*238mm. Cùng với một tờ giấy đơn có kích thước 201*119mm cũng viết trên hai mặt. Vậy toàn bộ là 10 trang. Chữ được viết bằng bút chì. Một chuyên gia phân tích đã chỉ ra rằng một số từ đã được tô lại cũng bằng bút chì để dễ đọc hơn. Không nghi ngờ gì về việc tô lại là do Anton Schildler, người đã sử dụng một phần bản chụp lại của bức thư trong tiểu sử Beethoven xuất bản lần thứ 3. Số đánh trong mỗi trang là của Schildler. Beethoven đọc nhiều và rất thích thơ, trái với những khẳng định không nghiêm túc là ông không những thiếu giáo dục mà còn kém thông minh. Tất cả những thư tín liên lạc của ông đã chỉ ra điều ấy. Bức thư đặc biệt này là tiếng nói của tình yêu được cất lên vội vã trên giấy...Và nếu người ta muốn thêm thắt vào tầm quan trọng của gelieble này, cũng đủ để nhận ra những từ nhỏ ở trang 1: bằng cây bút chì của em mà ông đã thêm vào giữa 2 dòng để chỉ ra rằng cái vật đơn giản ấy được ông giữ ở trong tim. Ba dòng cuối của bức thư không phải là không gợi nhắc đến đoạn cuối một số tác phẩm của bậc thầy...và 3 phần của bức thư giống như 3 chương khác nhau của một bản sonata hay giao hưởng. Rõ ràng rằng bức thư được viết năm 1812. Những tìm hiểu về người nhận thư cho đến nay vẫn còn mơ hồ. Việc Beethoven giữ bức thư này cùng với chúc thư Heligenstadt cho chúng ta thấy rằng ông có tình cảm đặc biệt với chúng trong cuộc đời mình. Có cần phải tôn trong bí mật này không ? Có cần phải thoả mãn trí tò mò của chúng ta không ? Điều này liệu có giúp hiểu rõ hơn về con người ông đã yêu thực sự không ? Mỗi người đều có thể có quan điểm riêng về vấn đề này. Theo như Maynard Solomon, một nhà viết tiểu sử Beethoven, thì người nhận thư là Antoine Brentano tên thời con gái là Antonie von Birkenstock. Cô sinh ở Vienna ngày 28/05/1780, trẻ hơn Beethoven mười tuổi. Vào ngày 23/07/1798, cô đã kết hôn với thương gia Franz Brentano, người hơn cô mười lăm tuổi và đứa con đầu lòng của họ sinh năm 1799 đã mất một năm sau đó. Sau đó họ có thêm bốn người con song Solomon khẳng định rằng cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc. Vào tháng 6 năm 1809, cha của Antonie bị lâm bệnh nặng ở Vienna và đầu tháng 10 cô tới đó cùng các con mình. Chồng cô đi theo trong một thời gian ngắn và thành lập một chi nhánh của hãng mình ở Vienna. Đến tháng 5/1810, em chồng của Antonie là Bettina Brentano đã giới thiệu cô với Beethoven lần đầu tiên. Gia đình Brentano ở lại Vienna tới tận cuối năm 1812 – cô không thích Frankfurt lắm và hầu như lúc nào cũng bị ốm. Trong thời gian cô ốm, Beethoven thường chơi piano cho cô nghe. Thư gửi người yêu bất tử của Beethoven rõ ràng được viết tại thời điểm cô phải rời Vienna. Sau khi cô rời Vienna cuối năm 1812, cô và Beethoven không bao giờ gặp lại nhau nữa. Antoine Brentano qua đời vào năm 1869 thọ 89 tuổi. Ngọc Anh (nhaccodien.vn) |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã