Các chợ dân sinh trên địa bàn cung cấp đa dạng các loại thực phẩm phục vụ người dân. Ảnh Thái Oanh.
Chị Trần Thị Hiền (phường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh) cho biết: “Dù không tẩy chay thịt lợn, thịt bò nhưng trong điều kiện dịch bệnh, nguồn cung hạn chế nên tôi lựa chọn hải sản và gia cầm trong bữa ăn hằng ngày cho gia đình.
Tôi chọn những con cá thân cứng, mang đỏ, mắt sáng trong; tôm tươi phải còn nguyên con, đầu dính chắc với thân còn gia cầm nên mua còn nguyên lông sau đó sơ chế”.
Khi lựa chọn thịt trâu, bò, người tiêu dùng nên chú ý kiểm tra kỹ các dấu hiệu như: màu sắc, mùi, độ săn chắc...
Cũng linh hoạt trong việc lựa chọn thực phẩm, chị Trần Thảo Nguyên (thị trấn Thạch Hà, Thạch Hà) còn tăng cường sử dụng rau củ quả cho gia đình. Chị Nguyên bật mí: “Rau, củ, quả sạch thường “xấu mã”, có vết sần, nứt; quả nhỏ, đậm màu… Đặc biệt, thời điểm này có các loại rau đang vào mùa như: muống, dền, mướp… nên thường xuyên được tôi chọn mua.
Tránh mua các loại rau củ trái mùa, to bất thường, bóng mượt mà giá rẻ; nên đa dạng cách chế biến từ luộc, xào, nộm, nấu canh để có những bữa ăn ngon cho gia đình”.
Bình quân mỗi ngày, chị Nguyễn Thị Minh (kinh doanh tại chợ TP Hà Tĩnh) bán khoảng 40 kg hải sản các loại.
Dù khá lo lắng khi dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp nhưng bà Trần Thị Đức (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) vẫn mua và sử dụng các loại thịt lợn, thịt bò vì biết dịch bệnh không lây và gây bệnh trên người. Chỉ khác là bà tìm mua thịt tươi ngon ở các quầy hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng được đóng dấu kiểm dịch.
“Người chăn nuôi vất vả mới có được đàn lợn, con bò. Nếu chẳng may gia súc bị dịch bệnh thì thất thu, may mắn không bị thì trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay cũng rất khó bán. Vậy nên, tôi thường bảo với người thân là đừng “quay lưng” với thịt lợn, thịt bò để góp phần giúp người chăn nuôi bớt khó khăn” - bà Đức bày tỏ.
Chị Trần Thị Cầm - kinh doanh gia cầm tại chợ Vườn Ươm phấn khởi vì gà được nhiều khách hàng chọn mua.
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tiểu thương kinh doanh tại một số chợ ở TP Hà Tĩnh đã có những thay đổi trong việc lựa chọn, đảm bảo số lượng hàng hóa.
Chị Trần Thị Cầm - kinh doanh gia cầm tại chợ Vườn Ươm (phường Bắc Hà – TP Hà Tĩnh) phấn khởi: “Đợt này, do dịch bệnh trên gia súc nên người dân sử dụng thịt gà nhiều hơn. Mỗi ngày tôi nhập về liên tục và đa số là gà thả vườn. Tuy giá bán có tăng nhưng hầu như ngày nào cũng có khách mua. Ngoài bán trong chợ, tôi còn nhận ship gà để phục vụ khách hàng có nhu cầu”.
Dù không “quay lưng” với thịt gia súc nhưng chị Trần Thị Hiền (phường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh) vẫn ưu tiên lựa chọn hải sản và gia cầm trong bữa ăn hằng ngày
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các chủ quầy hàng hải sản cũng tích cực nhập về những sản phẩm tươi ngon với nhiều chủng loại. Chị Nguyễn Thị Minh - kinh doanh tại chợ TP Hà Tĩnh cho biết: “Hiện nay, khách hàng mua cá, tôm ngày càng đông. Tính bình quân, mỗi ngày chị bán khoảng 40 kg hải sản các loại nên việc lựa chọn hàng nhập về với số lượng lớn, tươi ngon luôn phải được đảm bảo.”
Mâm cơm mùa dịch bệnh của gia đình chị Trần Thị Hiền
Trong lúc dịch bệnh trên gia súc đang diễn ra, những thay đổi về thói quen, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của chị em nội trợ là hoàn toàn dễ hiểu, bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của gia đình.
Tuy nhiên, thay vì “né" thịt gia súc, chị em nên lựa chọn thịt lợn, thịt bò an toàn; thường xuyên cập nhật thông tin chính xác về dịch bệnh, tránh hoang mang, lo lắng để an tâm với mỗi bữa ăn của gia đình.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã