Học tập đạo đức HCM

Nếu thực phẩm mất an toàn thì đó là chất độc

Thứ bảy - 10/04/2021 00:25
Bộ NN-PTNT triển khai Dự án Thực phẩm nông nghiệp an toàn Việt Nam với trên 202 triệu USD nhằm cải thiện hệ thống, cơ sở hạ tầng về quản lý an toàn thực phẩm.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngày 7/4, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức Hội thảo nhằm đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đề xuất Dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn Việt Nam.

Theo ông Cao Thăng Bình, Chuyên gia cao cấp nông nghiệp, Ngân hàng Thế giới (World Bank), bên phía Trung Quốc đánh giá dự án về thực phẩm nông nghiệp an toàn rất cao. Mỗi năm Trung Quốc mất khoảng 44 tỷ USD dành cho việc giải quyết vấn đề mất an toàn thực phẩm, làm chết hơn 44.000 người.

“Dù cho chúng ta có thực hiện dự án này hay không thì cũng sẽ phải đối mặt với việc Trung Quốc nâng cao thước đo về thực phẩm nông nghiệp an toàn của họ lên. Nếu chúng ta không thay đổi thì họ cũng đã và đang thay đổi”, ông Cao Thăng Bình nhận định.

Cũng theo ông Bình thì trên toàn cầu lĩnh vực an toàn thực phẩm vẫn rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Việc đó được thể hiện qua thời gian qua, rất nhiều quốc gia gặp khó khăn trong vấn đề thực phẩm.

“Trong quá trình phòng chống dịch bệnh Covid-19, tuy Việt Nam không phải đối mặt với vấn đề khan hiếm lương thực thực phẩm nhưng lại thiếu đi những chuỗi thực phẩm an toàn. Chúng ta đảm bảo về lượng nhưng lại thiếu hụt về chất và rất cần phải cải tiến”, ông Bình nói.

Chuyên gia Cao Thăng Bình nhấn mạnh: “Một đất nước cần phải đảm bảo chuỗi hệ thống thực phẩm an toàn, nếu không an toàn thì không phải là thực phẩm nữa. Theo tổ chức FAO, nếu thực phẩm mất an toàn thì đó là chất độc và có hại cho sức khỏe con người. Thế nên người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn thực phẩm. Đây là một dự án rất nhiều nhà tài trợ quốc tế quan tâm. Các nhà tài trợ thấy được tiềm năng của một dự án về thực phẩm an toàn nông nghiệp để từ đó mở ra được khả năng giao thương giữa 2 nước”.

Dự án Thực phẩm nông nghiệp an toàn Việt Nam nhằm cải thiện hệ thống và cơ sở hạ tầng về quản lý an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp được lựa chọn, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Dự án sẽ được thực hiện trong phạm vi Bộ NN-PTNT và UBND các tỉnh thành phố Hà Nội, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp với thời gian dự kiến từ năm 2022 đến năm 2027.

Tổng vốn dự kiến của dự án là 202,34 triệu USD. Trong đó, vốn vay ưu đãi là 164,4 triệu USD, chiếm 81% tổng nguồn vốn. Vốn không hoàn lại dự kiến là 6 triệu USD từ nguồn JDF, Chính phủ Newzealand và IFC, sẽ do Bộ NN-PTNT quản lý, chiếm 3% tổng nguồn vốn. Vốn đối ứng trong nước là 32 triệu USD, chiếm 16% tổng nguồn vốn.

Việt Nam tuy không phải đối mặt với vấn đề khan hiếm lương thực thực phẩm nhưng lại thiếu đi những chuỗi thực phẩm an toàn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Việt Nam tuy không phải đối mặt với vấn đề khan hiếm lương thực thực phẩm nhưng lại thiếu đi những chuỗi thực phẩm an toàn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đối với Dự án Thực phẩm nông nghiệp an toàn Việt Nam, Bộ NN-PTNT dự kiến sẽ thực hiện 4 hợp phần. Hợp phần 1 là sáng kiến về áp dụng quy trình thực hành tốt, chuyển đổi số trong quản lý chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn. Hợp phần 2 là đầu tư quản lý chất lượng chuỗi giá trị thực phẩn nông nghiệp an toàn quốc gia. Hợp phần 3 là hoàn thiện thể chế, chính sách quốc gia về an toàn thực phẩm. Hợp phần 4 là quản lý dự án.

Các tỉnh, thành phố tham gia dự án cũng được đề xuất thực hiện 4 hợp phần. Hợp phần 1 là cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển chuỗi giá trị thực phẩm nông nghiệp an toàn. Hợp phần 2 là đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hợp phần 3 là đầu tư quản lý chất lượng chuỗi giá trị thực phẩm an toàn. Hợp phần 4 là quản lý dự án.

Đánh giá về các nội dung do các tỉnh, thành phố thực hiện, Vụ Hợp tác quốc tế cho rằng đề xuất của các địa phương được xây dựng phù hợp với mục tiêu chung của Dự án nhằm cải thiện hệ thống và cơ sở hạ tầng về quản lý an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, đề xuất của các địa phương chưa làm nổi bật các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng công, một số nội dung đầu tư chưa thực sự phù hợp với ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định tại mục 3, Điều 5 - Nghị định 56/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (ví dụ như đầu tư chợ nông thôn, cơ sở giết mổ...)

Bên cạnh đó, một số địa phương đề xuất sử dụng nguồn vốn vay rất khiêm tốn (10 và 15 triệu USD) nhưng địa điểm và nội dung đầu tư tương đối rộng, dàn trải. Điều này có thể dẫn đến việc không làm nổi bật được được hiệu quả đầu tư.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định: “Có thể đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đề xuất Dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn Việt Nam, đầu tiên chúng ta phải vừa thực hiện hợp phần của Bộ NN-PTNT, vừa đôn đốc các tỉnh để có thể đồng bộ. Thứ hai là giá vốn phải được công bố cụ thể để các tỉnh cân nhắc. Thứ ba là chúng ta đã có bước chuẩn bị tương đối kĩ càng và cần phải lưu ý rằng một dự án phải có luận đề, phải đánh giá được thực trạng, phải có định hướng và việc đầu tư phải đánh giá được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội”.

Theo Phạm Hiếu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Hôm nay31,024
  • Tháng hiện tại689,093
  • Tổng lượt truy cập90,752,486
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây