Học tập đạo đức HCM

Sức sống mới trên đồng đất Cẩm Xuyên

Thứ bảy - 22/09/2012 20:31
Là huyện lúa trọng điểm của tỉnh nhà, Cẩm Xuyên có hơn 12.000 ha diện tích đất sản xuất, với gần 85 % dân số gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Những năm trước đây do phương thức sản xuất còn manh mún, phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở đây được chia nhỏ lẻ, gây cản trở đối với sự phát triển sản xuất. Do đó chủ trương chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp của Ban thường vụ Tỉnh ủy như một làn gió mới thúc đẩy sự phát triển mới trên đồng đất Cẩm Xuyên.

 

Theo thống kê của phòng nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên, trước chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2, Cẩm Xuyên có 31.545 hộ sử dụng 8.541,8 ha diện tích đất nông nghiệp, với 154.241 thửa, hơn 53% số hộ sản xuất trên 3 thửa, 47 % số hộ sử dụng từ 1 đến 3 thửa. Thực trạng đất đai được chia nhỏ lẻ, manh mún trên gây cản trở đối với quá trình áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đất nông nghiệp, sản xuất mang tính phân tán không quy hoạch được vùng sản xuất tập trung, người sản xuất không có điều kiện đầu tư thâm canh năng suất và chất lượng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường, chưa phù hợp với chủ trương đổi mới kinh tế mà chúng ta đang tiến hành.

Sức sống mới trên đồng đất Cẩm Xuyên
Bà con nông dân xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) thu hoạch lúa Hè Thu

 

Trong bối cảnh đó, nghị quyết của BCH đảng bộ tỉnh về chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn đã mở ra một hướng đi mới thúc đẩy nông nghiệp nông dân và nông thôn trên địa bàn phát triển đi lên. Bí thư huyện ủy Cẩm Xuyên Nguyễn Văn Huyên cho biết, nhận thức rõ tầm quan trọng của nghị quyết 01/NQ/TU cũng như điều kiện thực tiễn sản xuất trên địa bàn, Đảng bộ, chính quyền và bà con nhân dân trên địa bàn đã chung sức, đồng lòng quyết tâm thực hiện công cuộc chuyển đổi ruộng đất một cách nghiêm túc, hiệu quả, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH – HĐH trên vùng quê cách mạng.

Với quyết tâm đó, Cẩm Xuyên đã xây dựng cho mình lộ trình thực hiện khoa học, phân công cán bộ nắm địa bàn, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cặn kẽ... Đặc biệt, huyện Cẩm Xuyên đã phát huy tốt vai trò làm chủ của người dân, nhờ đó công cuộc chuyển đổi ruộng đất trên địa bàn đạt được những kết quả to lớn. Đến thời điểm này, toàn huyện có 26/26 xã thị trấn, với 283/283 đơn vị, thôn xóm đã triển khai công tác chuyển đổi ruộng đất. Tất cả các địa phương trên địa bàn có đất sản xuất nông nghiệp đã huy động 544.047 ngày công làm giao thông, thủy lợi, cải tạo đồng ruộng theo quy hoạch, đào đắp 982 km kênh, mương, cải tạo 240,35 ha diện tích đất sản xuất với tổng khối lượng đào đắp, cải tạo 1.078.031m3. Hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng cơ bản được đầu tư, hoàn thiện, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tạo tiền đề để cứng hóa kênh mương và bê tông hóa đường nội đồng. Tổng số hộ được giao đất sau chuyển đổi 32.410 hộ, tăng 865 hộ so với trước chuyển đổi, tổng số thửa sau chuyển đổi bằng 104. 953 thửa, bằng 68% so với trước chuyển đổi, bình quân số hộ có từ 1 đến 3 thửa chiếm gần 70 % , có 14 đơn vị đạt bình quân số hộ sử dụng dưới 3 thửa ...Sau chuyển đổi nhiều xã đã quy hoạch được các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, hình thành nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.

 

Sức sống mới trên đồng đất Cẩm Xuyên
Thành công của quá trình chuyển đổi ruộng đất mang đến cho người nong dân tư duy sản xuất mới

 

Nói về những thành công sau quá trình chuyển đổi ruộng đất trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Trần Hữu Duyệt cho biết, quá trình chuyển đổi ruộng đất đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đặc biệt là việc áp dụng cơ giới hóa, hệ thống hạ tầng nội đồng được cải thiện nên có sự chuyển dịch rõ nét về mùa vụ, từ chỗ sản xuất Hè Thu – Mùa ( Năm 2007 còn 681 ha lúa Mùa) đên nay toàn huyện chỉ sản xuất vụ Hè Thu, không cơ cấu sản xuất vụ Mùa. Nhờ tạo được 5 % quỹ đất và vận động tích tụ ruộng đất giữa các hộ nên đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, cho hiệu quả kinh tế cao ở Cẩm Bình, Cẩm Quang, Câm Thành...Sau chuyển đổi ruộng đất nhiều HTX, tổ hợp tác được thành lập, bước đầu hoạt động hiệu quả, từ 2010 đến 2012 Cẩm Xuyên đã thành lập mới 44 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cùng với quá trình chuyển đổi ruộng đất, bà con nông dân đã coi trọng công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặt biệt là chuyển dịch mạnh về cơ cấu giống, quy trình đầu tư thâm canh, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm theo hướng hàng hóa ( năm 2007 sản lượng lúa đạt 40,9 tạ/ ha, năm 2009 đạt 50,1 tạ/ ha, năm 2012 ước đạt 52,5 tạ/ ha. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 456 kg/ người (2007) lên 636 kg/người (2011). Sau chuyển đổi ruộng đất, các khâu sản xuất trong nông nghiệp đã được cơ giới hóa rõ nét. Đến nay trên toàn huyện có 23 máy gặt đập liên hợp, gần 5.000 máy gặt khác, trên 8.000 máy làm đất lớn nhỏ các loại, 717 xe cơ giới... đảm bảo tỷ lệ 85% cơ giới hóa các khâu từ sản xuất đến thu hoạch. Bên cạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Cẩm Xuyên đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, thị trường. Nhờ thực hiện tốt công tác chuyển đổi ruộng đất nên nhiều địa phương, tổ chức, hộ gia đình có điều kiện để xây dựng mô hình, mở rộng sản xuất và thụ hưởng các cơ chế chính sách của trung ương, tỉnh, huyện đã ban hành.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, song song với quá trình chuyển đổi ruộng đất, công tác đo vẽ bản đồ địa chính gắn với cấp GCNQSD đất cho các tổ chức, cá nhân. Đến nay, Cẩm Xuyên đã tổ chức kê khai, đăng ký được 23.299 hộ với 77.896 thửa đất nông nghiệp, cấp đổi 2.602 giấy chứng quyền sử dụng đất nông nghiệp và 16.240 GCNQSD đất ở cho nhân dân...

Những kết quả đạt được sau công tác chuyển đổi ruộng đất ở Cẩm Xuyên thực sự mang lại luồng sinh khí mới trên quê lúa. Tuy nhiên theo như cách nói của đồng chí Nguyễn Văn Huyên – Bí thư huyện ủy, phát triển sản xuất là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, vì vậy Cẩm Xuyên không thể bằng lòng với những gì đã đạt được. Để bà con nông dân yên tâm gắn bó lâu dài với sản xuất nông nghiệp, thời gian tới huyện Cẩm Xuyên sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy đảng tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi, tích tụ ruộng đất bằng nhiều hình thức, phấn đấu đến cuối năm 2014 mỗi hộ chỉ sử dụng từ 1 đến thửa tại 1 đến 2 vùng sản xuất, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề vững chắc phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Ngô Tuấn
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại712,274
  • Tổng lượt truy cập90,775,667
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây