Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thành công mô hình trồng bí xanh Tre Việt

Chủ nhật - 18/05/2014 10:32
Thực hiện đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng xây dựng nông thôn mới xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà đã triển khai xây dựng thành công mô hình trồng bí xanh Tre Việt cho thu nhập 140 triệu đồng/ha, với hiệu quả kinh tế gấp 4-5 so với trồng lạc, lúa.
Xây dựng thành công mô hình trồng bí xanh Tre Việt
 
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, xã Thạch Châu đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung các loại rau, củ, quả (diện tích này trước đây chủ yếu trồng lúa, lạc, đậu năng suất thấp), với diện tích 6,5 ha trong đó có 3,5 ha trồng bí xanh Tre Việt, 2,5 ha trồng giống dưa hấu F1 Thái Lan.

Mô hình có trên 20 hộ tham gia, mỗi hộ nhận trồng từ 2-3 sào bí và 1-2 sào dưa hấu (1 sào 500m2). Những hộ này đều là xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp Thạch Châu. Các hộ được tập huấn, tham quan, học tập quy trình trồng chăm sóc bí, dưa ở các địa phương; xã Thạch Châu trích ngân sách hỗ trợ 50% giống (90 ngàn đồng/sào), 500 ngàn kinh phí làm giàn, đầu tư hạ tầng (đường, giếng nước…), cọc bê tông, điện và hệ thống tưới cho vùng quy hoạch trồng rau, củ, quả.

 
Mô hình trồng bí xanh Tre Việt của chị Nguyễn Thị Tâm, thôn Bằng Châu xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà
 
Chị Nguyễn Thị Tâm, hộ tham gia trồng bí cho biết: Cây bí xanh Tre Việt dễ trồng,  ít công chăm sóc, chi phí lại không nhiều. Tổng chi phí cho 1 sào bí xanh gồm: giống, phân bón, tre nứa làm giàn khoảng 2 triệu đồng. Quả bí xanh có cùi dày, đặc ruột, ít hạt, chống chịu sâu bệnh cao, thích hợp với vùng đất Thạch Châu. Giống bí xanh Tre Việt có thời gian sinh trưởng từ 110 - 120 ngày, năng suất 2,3 - 2,5 tấn/sào (thời gian thu hoạch khoảng 3 - 5 lứa/vụ). 
 
Để nâng cao hiệu quả cho người dân xã Thạch Châu đã liên kết với HTX rau Hoàng Hà xã Tượng Sơn và HTX dịch vụ nông nghiệp Thạch Lưu (Thạch Hà) cung cấp giống và thu mua sản phẩm cho người sản xuất. Ông Hoàng Văn Lĩnh ở thôn Bằng Châu, người tham gia mô hình với diện tích 2 sào cho biết: Trên diện tích này trước đây có 20 hộ trồng lúa, lạc, đậu nhưng thu nhập không cao, nay được xã quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả, đưa giống bí, dưa hấu mới về trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, đặc biệt được các đơn vị đến tận nơi thu mua sản phẩm cho người dân”.

Những ngày này, trên vùng ruộng bí, các gia đình đều tập trung nhân lực cho việc thu hoạch. Cây bí xanh được trồng theo quy trình VietGAP nên quả to, chắc, đặc, trung bình 1 quả đạt 3-4 kg; có quả lên tới gần 5 kg. Theo tính toán của các hộ tham gia trồng bí xanh Tre Việt, trên diện tích 1 sào, với năng suất 2,2-2,4 tấn, giá bán 4.000 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lãi ròng bình quân từ 6,5-7 triệu đồng, cao gấp 5 lần so với trồng lạc. Phấn khởi hơn là, bí Tre Việt được ưa chuộng nên sản xuất đến đâu được các đơn vị thu mua đến đó. 

Ông Nguyễn Tiến Tám, Chủ tịch UBND xã Thạch Châu cho biết: “Lúc đầu mọi người vẫn cảm thấy băn khoăn vì làm giống cây mới nhưng qua thực tế thấy, giống bí này dễ chăm sóc. Ngoài chịu rét tốt, bí xanh Tre Việt rất ít sâu bệnh. Trên cơ sở hiệu quả của mô hình, tới đây chúng tôi sẽ nhân rộng ở những vùng trồng màu khác của xã nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”. Sau khi thu hoạch bí xanh địa phương chỉ đạo người dân trồng dưa chuột, mướp đắng, tiếp tục trồng rau màu vụ đông, có như vậy mới tăng nâng cao hiệu quả kinh tế ông Tám cho biết thêm.

Thành công của mô hình trồng bí xanh Tre Việt theo hướng tập trung hàng hóa trên đồng đất Thạch Châu cho thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực sẽ đạt kết quả cao nếu có định hướng đúng, đặc biệt là việc liên kết với các doanh nghiệp từ cung ứng các loại giống có chất lượng cao đến bao tiêu sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn trong lộ trình xây dựng nông thôn mới.
                                                                                                                                                                       Ngô Thắng
 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay55,537
  • Tháng hiện tại760,650
  • Tổng lượt truy cập90,824,043
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây