Ảnh: Huy Hùng
Đặc biệt, Công ty XNK Thủy sản An Giang (Agifish) có 3 trại nuôi đạt chứng nhận bền vững. Ngoài ra, các doanh nghiệp có 2 trại nuôi đạt chứng nhận như: Công ty CP Gò Đàng, Công ty CP Hùng Vương, Công ty CP Vĩnh Hoàn. Các Công ty: CP Cổ Chiên, TNHH Sản xuất và Thương mại Năm Vàng, CP Nam sông Hậu tại Vĩnh Long cũng được cấp chứng nhận với tổng diện tích thả nuôi trên 36,7 ha thời gian gần đây.
Hiện các trại nuôi cá tra đạt chứng nhận này chủ yếu tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ… Việc đạt chứng nhận ASC giúp cá tra Việt Nam nâng cao hình ảnh trên thị trường thế giới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tuy nhiên, để đưa sản phẩm cá tra tiếp tục vững bước trên thị trường thế giới thì việc áp dụng tiêu chuẩn gì, áp dụng như thế nào, vẫn là bài toán khó cần sự tham gia của nhiều bên liên quan. Theo các chuyên gia trong ngành, những cá nhân nhỏ lẻ nên hợp tác với nhau thành những vùng nuôi có diện tích lớn hoặc các hộ phải phối hợp với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để thuận tiện hơn cho việc cấp chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã