Mục tiêu của mô hình là phát triển sản xuất các giống lúa chất lượng cao gắn với cơ giới hóa trong các khâu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, xóa đói giảm nghèo, an toàn với môi trường sinh thái, tạo ra mô hình sản xuất lớn theo hướng hàng hóa hiệu quả cao và bền vững, đóng góp vào chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Qua 3 năm triển khai, mô hình đã thu được kết quả nhất định. Các giống lúa HT1 và XT 28 đưa vào sản xuất đã tỏ ra thích nghi với điều kiện địa phương, cho năng suất, chất lượng cao. Mô hình được triển khai tại 3 huyện (Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình) với tổng diện tích 45ha, năng suất bình quân 54 - 68 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất lúa đại trà 4 tạ/ha.
Mô hình cho lãi ròng trung bình 7,1 triệu đồng/ha, thấp nhất cũng đạt 4,5 triệu đồng/ha. Cụ thể như sau:
Năm 2011, mô hình sản xuất lúa chất lượng được trình diễn tại xã Điện Thọ (huyện Điện Bàn) với diện tích 15ha, sử dụng giống lúa HT1, năng suất bình quân 66 tạ/ha, tổng thu 50,5 triệu đồng/ha, lãi ròng 31,16 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất lúa đại trà trên cùng chân đất 1,27 lần (31,16 triệu đồng/24,6 triệu đồng/ha). Lãi ròng tính cho 15ha đạt 467 triệu đồng.
Năm 2012, mô hình được trình diễn tại xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên) với diện tích 15ha, sử dụng giống lúa XT28, năng suất bình quân 63 tạ/ha, tổng thu 48,25 triệu đồng/ha, lãi ròng 24,15 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất lúa nước trên cùng chân đất 1,42 lần (24,15 triệu đồng/17 triệu đồng/ha). Lãi ròng tính cho 15ha đạt 362 triệu đồng.
Năm 2013, mô hình được tổ chức tại xã Bình An (huyện Thăng Bình), sử dụng giống lúa HT1, năng suất bình quân 54 tạ/ha, tổng thu 36,1 triệu đồng/ha, lãi ròng 10,538 triệu đồng/ha. Lãi ròng mô hình trình diễn cao hơn sản xuất lúa đại trà 1,76 lần (10,358 triệu đồng/ 5,98 triệu đồng/ha). Lãi ròng tính cho 15ha đạt 155,370 triệu đồng.
Qua các mô hình trình diễn đã xác định được 2 giống lúa chất lượng cao (HT1, XT 28) phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Thông qua các mô hình, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 165 nông dân là người tham gia trực tiếp, tổ chức hội nghị đầu bờ tham quan, tổng kết mô hình cho 540 lượt người tham gia và đào tạo, tập huấn ngoài mô hình cho 120 lượt người.
Ngoài ra, mô hình phát triển sản xuất giống lúa chất lượng còn góp phần thay đổi tập quán gieo sạ dày của nông dân, giúp bà con chọn lựa giống lúa chất lượng phù hợp với địa phương, việc sử dụng công cụ sạ hàng dễ dàng và không tốn nhiều công lao động, nên không gây áp lực nhiều về lao động. Mô hình còn giảm thiểu việc sử dụng phân đạm, giảm ô nhiễm môi trường, giảm lượng nitrat tồn dư trong nông sản.
Mô hình được nông dân và chính quyền địa phương trong tỉnh đánh giá cao, góp phần tích cực vào công tác sản xuất lúa trên địa bàn. Kết quả đạt được từ các mô hình khẳng định sự đóng góp của khoa học công nghệ trong việc tăng năng suất, chất lượng cây lúa, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, sử dụng tài nguyên đất bền vững, hợp lý, thông qua đó góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Phan Văn Phước
Theo: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã