Học tập đạo đức HCM

Bảo quản nông sản tập trung - nhu cầu cần thiết

Thứ ba - 07/03/2017 23:36
Kết quả thí điểm ở Doanh nghiệp Phong Thúy cho thấy hệ thống vận hành sơ chế, bảo quản nông sản tập trung đang là nhu cầu cần thiết, nhằm tăng năng suất và giá trị lao động của người nông dân ở Đà Lạt và các vùng phụ cận.
Tăng công suất phân loại cà chua lên 200 tấn/tháng
 
Triển khai Dự án xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, từ đầu tháng 8/2016, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA Việt Nam) đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai đầu tư thí điểm công nghệ vận hành hệ thống máy phân loại, bảo quản nông sản tập trung tại Doanh nghiệp Phong Thúy ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Về hồ sơ kỹ thuật hệ thống máy sản xuất tại Công ty Shibuya Seiki của Nhật Bản, ước tính có tổng trị giá gần 12,5 tỷ đồng, gồm các chi phí sản xuất, vận chuyển và thi công lắp đặt… Công suất thiết kế phân loại nông sản tối đa khoảng 4,3 tấn sản phẩm/giờ.
 
Tham quan hệ thống máy phân loại nông sản tại khu vực chế biến nông sản của Doanh nghiệp Phong Thúy mới thấy công nghệ bảo quản sau thu hoạch của người Nhật khá quy mô và hiện đại. Theo từng công đoạn vận hành, tôi tiếp cận gần 10 m chiều dài và khoảng 3 m chiều rộng của hệ thống máy phân loại nông sản ở đây, lần lượt với từng quy trình hoàn toàn tự động gồm: sản phẩm nông sản (cà chua) được đưa vào bộ phận phễu chứa, chuyển qua hệ thống rửa và thổi khô. Từ đây, công nhân dùng tay nhặt bỏ riêng các sản phẩm cà chua bị lỗi về hình dáng, kích thước. Còn lại tất cả sản phẩm cà chua đạt tiêu chuẩn được di chuyển trên tấm băng chuyền qua thiết bị camera tuyển chọn đánh bóng. Cuối cùng là dây chuyền vận hành phân loại cà chua đưa ra 17 chiếc cổng mở ra, đựng vào từng chiếc khay nhựa rồi sắp xếp trong kho chứa trước khi đưa đi tiêu thụ.   
  
Theo quan sát của phóng viên, hệ thống máy phân loại nông sản của Nhật Bản ở Doanh nghiệp Phong Thúy lắp đặt giữa không gian hàng trăm mét vuông. Kết quả bước đầu hoạt động thử nghiệm buổi sáng thu hoạch cà chua từ đồng sản xuất đưa về khu vực tập kết, buổi chiều vận hành máy tự động phân loại từ 6 - 7 tấn cà chua đạt các tiêu chí về kích thước, màu sắc… đáp ứng theo yêu cầu đặt hàng từ các hệ thống siêu thị và chợ đầu mối trong nước.     
 
Đánh giá của Sở Công thương Lâm Đồng cho thấy: Sau 7 tháng vận hành hệ thống máy móc phân loại nông sản từ Nhật Bản, Doanh nghiệp Phong Thúy đã sơ chế gần 1.560 tấn cà chua, trị giá hơn 37 tỷ đồng. So sánh với trước khi lắp đặt máy đã tăng công suất trung bình phân loại cà chua mỗi tháng từ 120 tấn lên hơn 200 tấn. Từ đó tăng tổng công suất chế biến rau, củ, quả các loại của Doanh nghiệp Phong Thúy từ 600 tấn/tháng lên 800 tấn/tháng. Chênh lệch lợi nhuận phát sinh khi sử dụng hệ thống máy phân loại nông sản 7 tháng qua hơn 1 tỷ đồng. Năng suất lao động từ 8 người làm việc 8 giờ xuống còn 6 người làm việc trong 2 giờ, tương đương tỷ lệ công lao động giảm hơn 81%.  
 
Khai thông “điểm nghẽn” sau thu hoạch
 
Ông Nguyễn Hồng Phong, chủ Doanh nghiệp Phong Thúy tính toán trên một khu vườn cà chua sử dụng hệ thống máy phân loại có thể thu hoạch hoàn thành một ngày - thay vì phải mất công thu hoạch cả tuần lễ như cách sơ chế bằng thủ công hiện nay.  
 
“Sau những lô hàng cà chua phân loại xuất xưởng bằng hệ thống công nghệ của Nhật Bản đến các thị trường trong nước đạt chất lượng cao, doanh nghiệp chúng tôi tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu đến các thị trường Nhật, Mỹ, châu Âu… với sản lượng mỗi tháng từ vài chục tấn tăng dần lên đến 100 tấn. Những đối tác đầu mối xuất khẩu sản phẩm cà chua phân loại của Doanh nghiệp Phong Thúy gồm: chuỗi siêu thị mini Bách Hóa Xanh ở thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần thực phẩm Đại Phát ở Bình Dương, Công ty cổ phần thực phẩm GN ở Long An…” - ông Phong cho biết. 
 
Để nhân rộng mô hình Trung tâm Sau thu hoạch, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các sở, ngành chức năng phối hợp với chính quyền thành phố Đà Lạt và các huyện Đức Trọng, Đơn Dương tiếp tục khảo sát, lựa chọn doanh nghiệp có tiềm năng về đất, tài chính, thị trường… để áp dụng đa dạng hóa công nghệ Nhật Bản và công nghệ trong nước về phân loại, bảo quản nông sản đảm bảo chất lượng vận chuyển đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
 
Riêng mô hình Trung tâm Sau thu hoạch sau khi tiếp nhận bàn giao, Doanh nghiệp Phong Thúy sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí khoảng hơn 7,7 tỷ đồng xây dựng 4.000 m² nhà xưởng, 900 m³ kho lạnh, bổ sung dây chuyền máy móc… nhằm nâng công suất hoạt động phân loại, chế biến, đóng gói bảo quản nông sản đến năm 2020 đạt từ 25.000 - 30.000 tấn/năm.    
 
Nhận định của tổ chức JICA Việt Nam cho rằng, Lâm Đồng tiên phong xây dựng khâu sau thu hoạch công nghệ cao là một trong những giải pháp khai thông “điểm nghẽn” của thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và quốc tế ở mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.
 
Tác giả:VĂN VIỆT
Nguồn: baolamdong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm325
  • Hôm nay50,227
  • Tháng hiện tại755,340
  • Tổng lượt truy cập90,818,733
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây