Học tập đạo đức HCM

Bảo tồn nguồn gen các giống lúa đặc sản: Mỗi nông dân là một “nhà khoa học”

Thứ sáu - 14/12/2012 22:18
Rất nhiều giống lúa đặc sản của Việt Nam đang bị mai một nghiêm trọng. NTNN phỏng vấn TS Ngô Tiến Dũng- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) quanh việc phục tráng và bảo tồn các nguồn gen quý này.

Ông Dũng cho biết:

- Từ năm 2000, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học đối với nguồn gen cây lúa. Mục đích của chúng tôi là, giúp cho nông dân trong cộng đồng có hiểu biết, kỹ năng về đa dạng nguồn gen cây lúa trên đồng ruộng cũng như các cây trồng khác. Chính nông dân sẽ là người tiên phong, thậm chí là “nhà khoa học” trong việc bảo tồn, phát triển và làm giàu kho gen của cây lúa.

 

Nhiều nguồn gen quý của các giống đặc sản đã dần bị mai một, thậm chí mất đi. Tại sao phải đến năm 2000 chúng ta mới triển khai chương trình bảo tồn nguồn gen cây lúa?

- Bắt đầu từ những giống lúa lẫn tạp, kém chất lượng ở địa phương hoặc các giống được nhập ở nơi khác về, qua nhiều năm, khi đã được hướng dẫn các kỹ năng chọn tạo, nông dân sẽ chọn được những loại giống có nguồn gen quý phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.

Thực tế, nhiều địa phương, nhiều vùng và trên bình diện cả nước việc mai một các giống lúa đặc sản đang diễn ra. Mặc dù, chúng ta triển khai chương trình bảo tồn nguồn gen có chậm, nhưng tôi nghĩ vẫn rất cần thiết. Việc bảo tồn, phát triển nguồn gen cây lúa phải đi song song với quá trình phục tráng được các giống lúa đặc sản có giá trị cao, mang đậm chất truyền thống của địa phương như nếp cẩm, nếp cái hoa vàng…

Đến nay, việc triển khai nhân rộng các mô hình từ chương trình này như thế nào, thưa ông?

- Hiện chương trình đã thực hiện ở hơn 200 xã của 13 tỉnh từ miền Trung trở ra. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng chương trình vào các tỉnh phía Nam. Có những xã thực hiện chương trình, nguồn giống lúa do nông dân tự lai tạo đã cung cấp 70- 80% nhu cầu giống cho người dân ở địa phương.

Nông dân huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã khôi phục và sản xuất một giống lúa nương đặc sản.

Đã có hàng trăm giống lúa được nông dân phục tráng, lai tạo tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, việc thương mại hóa, xây dựng thương hiệu cho các giống lúa này lại gặp không ít khó khăn?

- Đây là vấn đề phức tạp. Bộ NNPTNT cũng không thể giải quyết trong một sớm một chiều, vì nó liên quan đến hệ thống văn bản, hỗ trợ nông dân quản lý sản phẩm. Đặc biệt, có một thực tế là ngay bản thân người dân, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc phát triển giống lúa tỏng cộng đồng. Hiện chúng ta chủ yếu quan tâm đến hệ thống cung ứng giống chính thức mà chưa có quan tâm đến hệ thống cung ứng giống nông hộ trong cộng đồng.

“Các cơ quan chức năng cần sớm nhận biết được vị thế của nguồn giống để có chính sách khuyến khích trong việc phát triển trong cộng đồng, giúp cho nông dân sớm xây dựng được thương hiệu giống mà chính họ sản xuất ra”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay46,911
  • Tháng hiện tại704,980
  • Tổng lượt truy cập90,768,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây