Học tập đạo đức HCM

Máy gieo sạ trên khay “made in Vietnam”

Thứ ba - 11/12/2012 20:27
Công ty TNHH Cơ khí nông nghiệp Thanh Trị (495 Quốc Lộ 20, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) vừa cho ra mắt chiếc máy gieo mạ trên khay đầu tiên “made in Vietnam”.

Anh Lê Thanh Trị - Giám đốc công ty cho biết, chiếc máy ra đời từ đơn đặt hàng của 2 doanh nghiệp phía Bắc. “Đây là một yêu cầu bức bách do chủ trương dồn điền đổi thửa thành cánh đồng lớn của Nhà nước ta, đòi hỏi phải có máy móc hiện đại giải phóng cho lao động tay chân” – anh Trị giải thích.

Máy gieo sạ trên khay của anh Trị tại Hội chợ Agroviet 2012.

Với kinh nghiệm dày dặn của một kỹ sư cơ khí lâu năm trong nghề, chỉ sau 2,5 tháng trực tiếp thiết kế rồi chế tạo, anh Trị đã sản xuất thành công chiếc máy gieo mạ trên khay. Cũng vừa kịp để anh đem ra “trình làng” tại Hội chợ quốc tế nông nghiệp Agroviet 2012 tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh tháng 11 vừa qua và “rinh” về luôn chiếc Huy chương Vàng của hội chợ.

Cơ chế vận hành của chiếc máy gồm 6 công đoạn. Trước tiên là bộ phận tách khay, tách từng chiếc khay một trong chồng khay 20 chiếc mỗi lần đưa vào máy. Tiếp theo là các bộ phận tự động đổ đất nền vào khay với độ dày tùy chỉnh, san đất đều và tưới nước ướt nhão trên từng khay, gieo lúa giống trên khay với mật độ điều chỉnh được (từ 100 - 200g/khay). Hai bộ phận cuối cùng là xoa lấp thêm một lớp đất mỏng trên từng khay rồi chạy đến bộ nâng xếp tự động xếp thành từng chồng để đưa ra ngoài vận chuyển ra vườn ươm.

Điểm mới ở chiếc máy gieo sạ của anh Trị là phần nâng khay không làm hư khay như các loại máy ngoại nhập khác do các bộ phận của máy không cọ xát, tiếp xúc thành khay, khay sẽ có độ bền cao hơn. Tuổi thọ của máy từ 5 – 10 năm, bảo hành 12 tháng. Năng suất gieo mạ từ 650 – 850 khay/giờ (trong khi sạ lúa bằng tay chỉ được 30 - 40 khay/giờ). Tỷ lệ gieo hạt đồng đều đến 97%, tiết kiệm nhiều lúa giống. Giá chiếc máy chỉ có 120 triệu đồng, rẻ hơn gấp 3 lần các máy ngoại nhập cùng loại.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm119
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại876,127
  • Tổng lượt truy cập90,939,520
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây