Hầu hết những vùng nuôi thủy sản bị mưa lũ đi qua đều ít nhiều bị thiệt hại, đặc biệt là các vùng, ao đầm nuôi được đầu tư nhiều khi bị lũ bão thì thiệt hại càng lớn. Các thiệt hại chính thường là: vỡ bờ ao, đổ gãy hệ thống cột điện, đổ nhà chòi canh, hỏng máy móc, thiết bị...
Do bị ngập trong nước lũ nên ao đầm nuôi cá tôm sẽ bị đọng lại lớp bùn dày đặc, nước trong ao đầm sẽ bị ngọt hóa. Đây là hai vấn đề cần phải giải quyết triệt để trong quá trình chuẩn bị ao cho vụ nuôi mới.
Dùng vôi rải đáy và bờ ao để diệt tạp, ngăn ngừa mầm bệnh - Ảnh: Phan Thanh Cường
Các bước chuẩn bị: Đầu tiên cần vớt hết rác, bèo... nổi trên mặt ao và sau đó dùng bơm bơm cạn nước ao. Khi ao đã được bơm cạn tiến hành hút bùn loãng và sên vét đáy ao cho sạch. Lớp bùn này là nơi chứa nhiều chất độc hại, chất thải, thậm chí là nơi ẩn chứa mầm bệnh. Sau khi sên vét, đáy ao cần được phơi nắng 5 - 7 ngày để giúp đáy ao được khoáng hóa, phân hủy các chất độc còn tồn đọng.
Dùng vôi (CaO) rải đáy và bờ ao để diệt tạp và mầm bệnh, trung hòa độ pH. Nếu đáy ao có nhiều mùi hôi, bùn đen thì có thể dùng Cloramin để diệt khuẩn, sau đó thau rửa ao nhiều lần.
Đối với những ao tôm lót bạt thì cần kiểm tra và xử lý những chỗ bạt rách, bạt phồng. Cọ rửa vệ sinh bạt trước khi cấp nước vào ao.
Sau mưa lũ, cá nuôi cũng thường hay mắc một số loại bệnh nên người nuôi cũng cần phải phải chủ động phòng trị bệnh cho cá: Cá nuôi ở những vùng bị ngập lụt thường mắc các bệnh như: xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ do vi khuẩn gây hại, trùng bánh xe, sán lá gan.
Do vậy, trong quá trình nuôi, cần chủ động phòng ngừa bằng cách: Bón vôi định kỳ xuống ao 15 ngày một lần, mỗi lần 1,5 - 2 kg/100 m3 nước. Đối với bệnh xuất huyết, dùng thuốc KN-04-12 trộn vào thức ăn, cho cá ăn 1 - 2 đợt, mỗi đợt liên tục 5 ngày, cho cá ăn 2 - 4 g/kg cá/ngày. Đối với bệnh xuất huyết đốm đỏ, có thể dùng KN-04-12 trộn vào thức ăn, cho ăn 2 - 4 g/kg cá/ngày, cho cá ăn liên tục trong 7 - 10 ngày. Đối với bệnh trùng bánh xe dùng muối tắm cho cá, với lượng 2 - 3g muối/kg cá trong 15 phút hoặc dùng một số loại thuốc thú y bán trên thị trường.
Ngoài ra, trong các ao nuôi cá sau ngập lụt thường xuất hiện nhiều loại cá tạp từ nơi khác đến, đồng thời cá nuôi cũng bị cuốn trôi đi nơi khác. Số cá còn lại sống trong môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu thức ăn, nguy cơ đối diện với dịch bệnh. Vì vậy, cần kiểm tra, tuyển chọn lại đàn cá và bổ sung cá giống. Đối với cá được chọn để nuôi lại, nhất thiết phải tẩy trùng trước khi thả sang ao khác. Đối với cá giống thả bổ sung, chọn cá không bị nhiễm bệnh, khỏe mạnh, bảo đảm kích cỡ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã