Học tập đạo đức HCM

Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm BALASA N01 để tạo đệm lót sinh học nuôi gà

Thứ ba - 19/11/2013 21:03
Ngày 9/10/2013, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã ban hành Quyết định số 263/QĐ-CN-MTCN công nhận quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm BALASA N01 để tạo đệm lót sinh học nuôi gà. Trang web “Khuyến nông Việt Nam” xin giới thiệu với bạn đọc quy trình này:
 

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Quy trình kỹ thuật này quy định các điều kiện và khuyến nghị khi sử dụng chế phẩm BALASA N01 làm đệm lót sinh học chăn nuôi gà để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

 

1. Đối tượng vật nuôi

 

1.1. Giống gà: Tất cả các giống gà.
1.2. Các loại gà: Gà giống, gà hướng trứng, gà hướng thịt.
1.3. Lứa tuổi: Gà ở tất cả các lứa tuổi.
1.4. Mật độ nuôi: Gà úm 50-70 con/m2, gà nhỡ 15-20con/m2, gà lớn: 7 con/m2.

 

2. Loại hình chăn nuôi

 

2.1. Gà nuôi trực tiếp trên nền chuồng hở.
2.2. Gà nuôi nuôi trực tiếp trên nền chuồng kín.
2.3. Gà nuôi trên lồng tầng, chuồng kín.

 

3. Nền chuồng

 

Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới nên làm nền chuồng đất nện, không láng lát phù hợp hơn và giảm chi phí xây dựng.

 

4. Độ dày đệm lót chuồng

 

4.1. Độ dày đệm lót đối với gà úm, nuôi thịt, gà giống: 7-10 cm.
4.2. Độ dày đệm lót đối với gà mái đẻ nuôi trên lồng tầng: 20-30cm.

 

5. Nguyên liệu làm chất độn

 

5.1. Cách lựa chọn nguyên liệu làm đệm lót: Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn, không độc, không gây kích thích đối với gà. 
5.2. Các loại nguyên liệu phù hợp: Mùn cưa, vỏ bào của các loại gỗ không độc; trấu, vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông, bã mía, xơ dừa. Vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông có thể để nguyên hoặc cắt, nghiền có kích thước 3-5 mm.

 

II. PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG NUÔI GÀ TRỰC TIẾP TRÊN NỀN (CHUỒNG KÍN HOẶC HỞ)

 

1. Cách 1: Rắc men trực tiếp lên đệm lót

 

1.1. Công thức: 1 kg chế phẩm BALASA N01 rắc cho đệm lót có diện tích từ 35 m2 trở xuống. 
1.2. Cách làm
1.2.1. Bước 1: Rải đều trấu lên toàn bộ nền chuồng có độ dầy 10 cm (gà thịt), trên 15 cm (gà đẻ nuôi ở lồng tầng). Sau khi rải xong thì thả gà vào nuôi.
1.2.2. Bước 2: Sau khi thả gà vào chuồng 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2- 3 ngày đối với gà lớn thì xử lý bằng men.
1.2.3. Bước 3: Chuẩn bị bột men bằng cách trộn đều 1 kg BALASA N01 với 1 kg bột sắn khô (cẩn trọng khi dùng bột ngũ cốc khác vì dễ bị mốc gây nguy hiểm cho gà).
1.2.4. Bước 4: Rắc đều hỗn hợp men trộn sắn lên toàn bộ bề mặt đệm lót.

 

2. Cách 2: Tiến hành nhân men sau đó mới rắc lên đệm lót

 

2.1. Công thức: 1 kg chế phẩm BALASA N01 rắc cho diện tích đệm lót từ 35 m2-50 m2. 
2.2. Cách làm
2.2.1. Bước 1: Rải đều trấu lên toàn bộ nền chuồng có độ dày 10 cm (gà thịt), trên 15 cm (gà đẻ nuôi ở lồng tầng). Sau khi rải xong thì thả gà vào nuôi.
2.2.2. Bước 2: Sau khi thả gà vào chuồng 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2- 3 ngày đối với gà lớn thì xử lý bằng men.
2.2.3. Bước 3: Nhân men bằng cách trộn đều 1 kg chế phẩm BALASA N01 với 3 kg bột sắn, sau đó cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều (bột ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu). Sau đó cho bột vào túi hoặc thùng đậy kín và để chỗ ấm ủ trên dưới 2 ngày. Khi nào bột có mùi thơm, hơi chua là đạt yêu cầu.
2.2.4. Bước 4: Rắc đều bột đã ủ (ở bước 3) lên toàn bộ bề mặt đệm lót.

 

2.3. Chú ý

 

2.3.1. Làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 35–50m2 cần trộn BALASA N01 với bột ẩm, ủ chỗ ấm để lên men với mục đích làm tăng lượng men để có thể sử dụng cho diện tích chuồng nuôi rộng hơn, giảm chi phí men. Nhưng nếu diện tích chuồng nuôi nhỏ hoặc không muốn ủ men phức tạp thì rắc men thẳng như Cách 1.
2.3.2. Làm đệm lót bằng mùn cưa giống như làm bằng trấu. Nếu mùn cưa khô bụi thì phun nước sạch cho hơi ẩm, nhưng nếu nuôi gà bằng lồng thì không cần phun ẩm.

 

III. KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT ĐỂ NUÔI GÀ LỒNG TẦNG

 

1. Loại chuồng: Áp dụng đối với chuồng nuôi có khoảng cách giữa sàn chuồng với đáy lồng khoảng 50 cm.

 

2. Nguyên liệu làm đệm lót: Dùng mùn cưa là phù hợp nhất.

 

3. Cách làm: Theo hướng dẫn ở Cách 1 và Cách 2 ở trên.

 

IV. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG

 

1. Chỉ cần rắc men 1 lần trong suốt quá trình nuôi, nhưng có thể định kỳ (trên 1 tháng/lần) bổ sung thêm chế phẩm BALASA N01 bằng cách đem 1 kg chế phẩm BALASA N01 trộn đều với 2 kg bột sắn hoặc mùn cưa rồi đem rắc cho 50 m2 nền chuồng.

 

2. Cứ sau một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để phân được phân hủy tốt hơn.

 

3. Chuồng nuôi phải thông thoáng để thoát mùi sinh ra từ quá trình tiêu hủy phân.

 

4. Tránh để nước uống và nước mưa hắt vào làm ướt đệm lót. Nếu thấy nước làm ướt đệm lót ở khu vực máng uống thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.

 

5. Đệm lót lên men có khả năng khử trùng tốt nên không cần phun thuốc khử trùng định kỳ lên mặt đệm lót.

 

6. Vào tháng nóng nhất trong mùa hè phải có biện pháp chống nóng như mở toàn bộ cửa cho thông thoáng, làm đệm lót mỏng hơn để thoát hơi nóng nhanh.

 

7. Nếu nuôi gà với mật độ thích hợp, phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể dùng kéo dài hàng năm nhưng cần chú ý định kỳ bổ sung thêm men BALASA N01.

 

8. Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng 50 cm còn phía trên phải để thoáng. Đặc biệt trong mùa nóng, khi úm gà cần treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao gây bốc hơi nước làm gà bị nhiễm lạnh, ẩm, dễ bị bệnh.

 

V. CHỐNG NÓNG

 

1. Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi gà rất tốt, nhưng ở các tháng mùa hè cần có biện pháp chống nóng.

 

2. Không cần chống nóng đối với úm gà, gà thả vườn, nuôi gà ở chuồng kín và gà đẻ lồng tầng bởi lý do sau:

 

2.1. Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên sử dụng đệm lót chuồng để úm gà có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm. 
2.2. Nuôi gà ở chuồng kín do có quạt hút làm hạ nhiệt độ của chuồng nuôi.
2.3. Nuôi gà đẻ lồng tầng cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm do gà không trực tiếp sống trên đệm lót.

 

3. Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi hướng thịt trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Thực hiện các cách sau:

 

3.1. Mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh cho gà bị stress nặng có thể bị chết do om nhiệt.
3.2. Giảm độ dày của đệm lót để thoát hơi nóng nhanh, định kì thay mới.

 

4. Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong những tháng nóng nhất có thể ngừng không sử dụng đệm lót./.

 

Nguồn khuyennongvn.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại709,764
  • Tổng lượt truy cập90,773,157
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây