Học tập đạo đức HCM

Cần sự liên kết chặt chẽ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ sáu - 13/10/2017 03:28
Vì thiếu kết nối giữa người làm công nghệ và người làm nông nghiệp nên rất nhiều thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp phải nhập khẩu, mặc dù trình độ công nghệ của Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được.

Ngày 10/10, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) về tình hình triển khai tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Đại Dương và Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đồng chủ trì buổi làm việc.

Cần sự liên kết chặt chẽ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao - 1

Toàn cảnh buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, khẳng định Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tạo cơ hội thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh cao và bền vững; góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Tuy nhiên, ông Doanh cũng thẳng thắn thừa nhận một số hạn chế, bất cập như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, quy mô đồng ruộng còn manh mún; kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Thêm vào đó, các công nghệ phụ trợ chưa phát triển và thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cũng là những rào cản cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Cần sự liên kết chặt chẽ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao - 2

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, phát biểu tại buổi làm việc.

Trong khi đó, ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ KH&CN, lại cho rằng, hiện nay người dân đang bị hoang mang và thực sự không hiểu thế nào là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch… Vậy, đâu là định nghĩa đúng cho nông nghiệp trong Cách mạng Công nghiệp 4.0?

Một số ý kiến cho rằng, nên có tên gọi thực chất hơn về nông nghiệp có yếu tố công nghệ cao, đó là nông nghiệp công nghệ cao thích ứng mà Lâm Đồng là ví dụ điển hình. Với lợi thế khí hậu, Lâm Đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo cách của mình, không cần quá cầu kỳ với nhà kính hiên đại, họ chỉ cần bạt nilon che phủ song vẫn đem lại kết quả cao. Đa số công nghệ tự thân đã được tận dụng tối đa tại địa phương này. Đây là mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao đáng để học hỏi.

Cần sự liên kết chặt chẽ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao - 3

Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ KH&CN, phát biểu tại buổi làm việc.

Thực tế cho thấy, rất nhiều thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn phải nhập khẩu như sensor cảm biến, nhà lưới, nhà kính… mặc dù trình độ công nghệ của Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Nguyên nhân là do thiếu kết nối giữa người làm công nghệ và người làm nông nghiệp.

Cần sự liên kết chặt chẽ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao - 4

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng: Sản xuất hoa tại công ty Hasfarm.

Tại buổi làm việc, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra một số kiến nghị đề xuất với Bộ KH&CN, trong đó việc có ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, có khả năng tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ; Thúc đẩy phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí nông nghiệp, chế biến sâu phục vụ sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiêp có giá trị cao.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực chuyên môn về sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp với đầy đủ kỹ năng trong sử dụng, vận hành các thiết bị tự động, thiết bị số; Tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị cần liên kết chặt chẽ giữa các Bộ ngành, doanh nghiệp, tổ chức KHCN và nông dân để có thể triển khai các ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Tác giả bài viết: Liên Cơ

Nguồn tin: khampha.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại825,172
  • Tổng lượt truy cập90,888,565
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây