Anh Trần Văn Nhung giới thiệu máy lựa chanh do chính anh thiết kế và hoàn thiện
Được biết, anh Trần Văn Nhung đến từ ấp 1, xã Hữu Thanh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, xuất thân là một người nông dân. Hệ thống sơ chế và phân loại chanh của anh Nhung bao gồm máy rửa, đánh bóng trái, làm khô kết hợp với máy phân loại tạo thành hệ thống từ đầu vào đến thành phẩm đóng thùng không cần đến lao động thủ công.
Anh Nhung cho biết, hệ thống máy mới này hoạt động liên tục 10 – 12 giờ/ngày, công suất tùy vào thiết kế lớn nhỏ, đạt 2- 3 tấn trái/giờ. Máy vận hành chỉ cần 3 – 4 người ở khâu cho chanh vào, kiểm tra phân loại và cho vào thùng.
Theo anh Nhung, thiết bị phân loại có thể phân loại tới 5 kích cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu khách hàng. Mỗi loại sẽ chuyển ra hộc chứa riêng để xếp vào thùng.
Hiện anh Nhung đã cung cấp trên 30 máy phân loại cho các vựa chanh ở Long An, Bến tre, tây Ninh và đã sản xuất được 3 hệ thống liên hoàn gồm rửa, đánh bóng, phân loại, làm khô, ra thùng…theo đơn đặt hàng. Với hệ thống máy mới, giúp vựa chanh giảm 50 – 60% công lao động.
Anh Nhung cũng cho hay, phản hồi của khách hàng về chất lượng máy rất tốt, đặc biệt trái chanh qua hệ thống xử lý không bị trầy xước, bầm dập, đạt yêu cầu xuất khẩu. Giá thành hệ thống máy này tùy lớn nhỏ dao động khoảng 100 triệu đồng/cái, thời gian để hoàn thành hệ thống khoảng 15 – 20 ngày. Ngoài khách hàng các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh phái Bắc cũng đang đặt hàng hệ thống phân loại và sơ chế trái chanh của anh Nhung.
Chị Tuyền, cơ sở thu mua chanh xuất khẩu Ngọc Tuyền (Ấp 5, xã Thạnh Lợi, H. bến Lức, Long An) cho biết, từ lúc sử dụng hệ thống này rút ngắn gần phân nửa thời gian làm việc và nhân công lao động, trước đây cần khoảng 10 lao động nay giảm 4 – 5 người. Công lao động mỗi người 200.000 – 300.000 đồng/ngày, tính ra mỗi ngày tiết kiệm hơn 1 triệu đồng/ngày. Chất lượng trái qua hệ thống máy này đạt yêu cầu, hiện cơ sở của chị đã đóng xuất khẩu trên 200 tấn chanh.
Được biết, hệ thống phân loại chanh còn có thể chuyển đổi công năng sang phân loại cam hoặc những loại trái cây khác, giúp tiết kiệm chi phí và nhân lực cho người nông dân xuất khẩu trái cây có múi như cam, quýt,...
Tác giả bài viết: LỆ CHI
Nguồn tin: vtc.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố