Việt Nam là 1 trong những quốc gia chịu tác động biến đổi khí hậu như nước biển dâng, hạn mặn… những vấn đề này tác động mạnh mẽ đến cây lúa. Ngay từ năm 2009, Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam đã hợp tác với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) để nhận nguồn gen chịu mặn và đưa vào trồng đại trà ở Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi đã cùng với các nhà khoa học IRRI đưa được 3 gen chịu mặn từ 4 - 6 phần nghìn để đưa vào sản xuất (1 gen cho đồng bằng sông Cửu Long và 2 gen cho đồng bằng sông Hồng). Việc đưa các gen vào tất cả các giống lúa và trồng đại trà ở các vùng duyên hải sẽ giảm thiểu thiệt hại khi lúa bị ngập mặn.
Ông Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam |
Bên cạnh đó, do tình hình nhiễm mặn ngày càng tăng, chúng tôi cũng đã đề xuất với các nhà khoa học IRRI sẽ cùng nhau tìm các gen chịu mặn hơn nữa từ 8 - 10 phần nghìn. Xác định vai trò, khẳng định cơ chế hoạt động của các gen chịu mặn này đối với các giống lúa trồng ở Việt Nam, từ đó nhân rộng ra để ứng phó với biến đổi khí hậu về lâu dài.
Ông có thể giới thiệu rõ hơn về các giống lúa có gen thích ứng với biến đổi khí hậu này?
Giống lúa chịu mặn tốt ở mức 4 phần nghìn, chịu mặn khá ở mức 6 phần nghìn với tên gọi OM22 hiện đã được công nhận và đang trồng rộng rãi ở đồng bằng sông Cửu Long và 2 giống lúa là SH PT2 và SH PT3 chúng tôi đang làm thủ tục công nhận. Chẳng hạn giống lúa SH PT3, đây là giống có thể chịu ngập liên tục 15 ngày ngập hoàn toàn dưới nước, khi nước rút đi lúa sẽ mọc lại. Đây là giống lúa rất tốt để ứng phó với biến đổi khí hậu ở những vùng lũ lụt thường xảy ra. Ví dụ, tại huyện Phủ Lý (Hà Nam) có những năm ngập lụt mất trắng hàng ngàn ha, chúng ta có những giống lúa mang những gen này thì khi bị ngập, lúa sẽ ngừng phát triển và khi nước rút thì sẽ mọc lại, người nông dân sẽ không bị mất trắng, đây sẽ là công cụ hữu hiệu để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những giống mà Việt Nam khai thác để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, ngoài đáp ứng về sản xuất, có đáp ứng được thị trường hay không?
Thực tế, ngành hàng lúa gạo sẽ rất khó xây dựng thương hiệu nếu các nhà khoa học liên tục đưa ra những giống mới. Vì vậy, chúng tôi đã cùng với các nhà khoa học của IRRI đang hình thành chiến lược mới gọi là các giống kháng đa yếu tố cần thiết và quan trọng để ứng phó biến đổi khí hậu.
Theo đó, từ những giống đã có thương hiệu, được người nông dân chấp nhận áp dụng trồng trên diện tích lớn nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm như không kháng mặn, không kháng ngập, hay nhiễm một số bệnh như rầy nâu, đạo ôn, bạc lá thì chúng tôi cải tiến những đặc tính đó. Nhưng đồng thời giữ nguyên các đặc tính nông sinh học của nó, kể cả chất lượng gạo. Vì vậy thương hiệu gạo, thương hiệu giống không thay đổi.
Cụ thể, các giống chịu mặn, chịu ngập được đưa sử dụng trong thời gian vừa qua không phải là các giống mới mà dựa trên nền giống cũ là giống Khang Dân (giống không chịu mặn, không chịu ngập) sau đó đưa gen chịu mặn, chịu ngập vào thì đó vẫn là giống Khang Dân nhưng tính chịu mặn, chịu ngập cao hơn; hay vẫn là giống Bắc Thơm nhưng tính kháng bệnh bạc lá được nâng cao hơn khi ghép thêm gen kháng bệnh.
Xin cảm ơn ông!
Hạnh Nguyễn
http://baocongthuong.com.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã