Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi cây trồng để tiết kiệm nước

Thứ sáu - 29/07/2016 23:42
Trước dự báo năm 2016 hạn hán gay gắt, ngay từ đầu vụ xuân các địa phương ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đã chủ động chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa để ứng phó với tình hình khô hạn khi nắng nóng kéo dài, thiếu nước tưới. Với cách làm này đã tiết kiệm nguồn nước tưới tiêu khi sản xuất gặp khó do thời tiết khô hạn như năm nay.
Vụ hè thu năm 2016, thay vì xuống giống vụ lúa như truyền thống thì ông Lê Tăng ở xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp lại chuyển qua trồng lạc. Bởi ở vùng đất gò, đất pha cát thì cây đậu rất dễ phát triển. Ông Tăng cho biết trước tình hình thời tiết ngày càng khô hạn, thì hợp lý việc chuyển đổi cây trồng để ít dùng nguồn nước ngọt là giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay. Lạc trồng dễ và chăm sóc đơn giản hơn, chỉ cần chú ý giai đoạn bỏ hạt đến gia đoạn nẩy mầm là cây lạc phát triển tốt: “Mấy tháng sau tết thì không đủ lượng nước tưới. Người dân chúng tôi chuyển từ trồng lúa sang cây màu ngay. Hiện giờ là trồng lạc giảm chi phí hơn, lượng nước cũng tiết kiệm hơn so với trồng lúa.”

 

 

 

chuyen doi cay trong de tiet kiem nuoc hinh 0
Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Tuổi trẻ


Cùng với việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lạc, ở nhiều nơi như Cà Mau, Hậu Giang và một số vùng khác bà con nông dân cũng đã chọn cây đậu xanh, cây dứa thay cho cây lúa và sẽ mở rộng trồng loại cây này trong thời gian khô hạn tới. Phó giáo sư, Tiến sĩ Châu Minh Khôi, Trưởng Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng thuộc Đại học Cần Thơ, cho rằng: trong tình hình hạn mặn hiện nay, có thể chọn một số cây trồng có nhu cầu nước tưới ít. Tuy nhiên, đối với những vùng chỉ trồng lúa thì có thể áp dụng phương pháp tưới ngập luân phiên. Đây là phương pháp tưới nước tiết kiệm trong canh tác lúa khi lớp nước trên mặt ruộng đã cạn. Cách làm này đã áp dụng thành công tại một số vùng của tỉnh An Giang, Bạc Liêu. Khi áp dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm khoảng 10% đến hơn 20% lượng nước tưới: “Tùy theo mỗi loại đất, khả năng giữ nước của đất khác nhau mà chúng ta áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẻ. Có nghĩa là cho nước ngập ruộng rồi sau đó để cho nước rút và bốc thoát tự nhiên mà không cần bơm để giữ liên tục. Chúng ta thấy là tùy theo mỗi loại đất, nếu khô quá nhanh thì có thể giảm tới mặt đất thì tưới trở lại. Nhưng có loại đất như sét cao thì khả năng giữ nước tốt thì có thể để mực nước hạ thấp 5-10 cm dưới mặt đất thì mới tưới trở lại. Trong điều kiện đó, cây lúa vẫn an toàn.”


Trong điều kiện bất lợi của thời tiết như hiện nay thì việc sử dụng nguồn nước tưới cho cây trồng phải được tính toán kỹ, vừa đủ, tránh gây lãng phí nguồn nước ngọt. Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng, Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng việc tiết kiệm nước trong nông nghiệp góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Thời điểm tưới cho cây trồng, đưa nước vào ruộng lúa phải tính toán theo đúng thời điểm cần nước của cây trồng. Bên cạnh đó, liều lượng tưới ở mức hợp lý, giảm thiểu được sự tổn thất nước, tổn thất năng lượng; đồng thời, có thể kết hợp mục tiêu tưới với các mục tiêu khác như cấp nước sinh hoạt, nuôi cá. Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cũng nêu rõ việc tưới nước trong lĩnh vực nông nghiệp cần thiết áp dụng theo quan điểm tưới cho cây chứ không phải tưới cho đất: “Chúng tôi có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tiết kiệm nước. Chúng ta có thể tưới phun hay tưới nhỏ giọt cho những vùng trồng màu khác nhau, nhất là các vùng giồng cát. Bởi vì cách tưới hiện nay là làm nước thấm xuống đất khá nhiều, bốc hơi rất nhiều. Trong khi đó những cách tưới khoa học có thể tiết kiệm nước từ 30-40% so với cách tưới thông thường. Hiệu quả tưới tăng lên 80-90% tùy theo cách bố trí hệ thống tưới.”


Để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay, các địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai các phương pháp tưới tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để ứng phó với hạn, mặn. Bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, đa dạng hóa, nghiên cứu chọn tạo các giống cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực và thực phẩm có khả năng chịu hạn, mặn tốt, cho hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng là giải pháp được các đại phương ưu tiên hàng đầu. Các tỉnh cũng cũng nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc theo sông lớn, xây dựng các cống ngăn mặn tại các điểm trọng yếu của vùng chuyên canh cây ăn quả nằm thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn phổ biến rộng rãi trong toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 Theo Thanh Tùng/vovworld.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập463
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm457
  • Hôm nay83,511
  • Tháng hiện tại788,624
  • Tổng lượt truy cập90,852,017
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây