Dasvila là sản phẩm phân vi sinh chuyên dùng cho cây lúa chứa các chủng vi khuẩn Azospirillum sp, Pseudomonas sp với mật độ 109 CFU/ml có tác dụng cố định đạm trong không khí thành đạm hữu dụng và phân giải lân khó tiêu (CaHPO4, Ca3HPO4, Ca5OHPO4, AlPO4, FePO4) trong đất thành lân dễ tiêu (H3PO4) cung cấp cho cây lúa, phụ gia còn chứa chủng vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng hòa tan Kali. Vi khuẩn sống cộng sinh với cây lúa tạo ra kích thích tố tăng trưởng IAA (Indole-3-acetic acid), Cytokinins, Auxin, Gibberelin giúp cho bộ rễ lúa phát triển tốt hơn, dài và nhiều hơn. Vì vậy khi sử dụng phân vi sinh Dasvila sẽ mang lại những ưu điểm vượt trội như giúp tiết kiệm 30 – 50% chi phí phân bón so với tập quán sản xuất của nông dân ở địa phương, đồng thời còn giúp cứng cây, tăng hệ thống rễ, chống đổ ngã, giảm từ 1 đến 2 lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật mỗi vụ, sáng bông chắc hạt tới cậy, năng suất ổn định…Quy trình sử dụng rất đơn giản, lúa giống sau khi ngâm ủ ra càng từ 1 – 2 mm thì tiến hành trộn phân vi sinh Dasvila trước khi gieo sạ ít nhất 3 giờ đồng hồ với liều lượng 12 – 15 kg giống cho mỗi lít. Các chủng vi khuẩn sống cộng sinh suốt đời cây lúa do vậy chỉ cần chủng một lần sẽ mang lại hiệu quả trong suốt cả vụ và nếu sử dụng trong thời gian dài đất sẽ càng tơi xốp, màu mỡ hơn.
Cơ chế xâm nhập của vi khuẩn vào cây lúa
Dascela là một loại phân vi sinh được sử dụng để phân hủy rơm rạ trong điều kiện yếm khí với thời gian rất ngắn. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên, màu đen, thành phần chính là vi khuẩn phân giải cellulose Cellulomonas flavigena được phân lập từ dạ cỏ của bò với mật độ 108 CFU/ml và một số dòng nấm có ích, chất hữu cơ và các khoáng chất cần thiết cho cây lúa. Vi khuẩn phân hủy cellulose và các dòng nấm có ích theo tỉ lệ nhất định sẽ tiết đầy đủ hệ enzym phân hủy cellulose theo tỉ lệ thích hợp để phân cắt hoàn toàn chuỗi cellulose tạo ra glucose. Glucose là nguồn thức ăn dồi dào và thu hút nhiều vi sinh vật đất, trong đó có vi khuẩn Azospirillum brasilense cố định đạm cung cấp cho cây lúa. Phức hệ enzyme cellulose gồm có Endoglucanase, Exoglucanase và β-glucosidase, trong khi vi khuẩn chủ yếu tổng hợp Endoglucanase và β-glucosidase, gần như không tạo ra Exoglucanase, còn nấm (có mặt trong Dascela) có khả năng tổng hợp mạnh Endoglucanase và Exoglucanase nhưng chỉ một lượng ít β-glucosidase. Dascela có sự kết hợp giữa nấm và vi khuẩn hoạt động trong điều kiện kỵ khí (ngập nước), với thời gian rất ngắn từ 7 – 10 ngày lượng rơm rạ đã hoai mục một phần, dễ bức rời và giảm hẳn mùi hôi thối, đây là điểm độc đáo nhất và khác biệt với các sản phẩm phân hủy rơm rạ khác trên thị trường hiện nay. Sản phẩm Dascela cũng dễ dàng cho nông dân sử dụng, sau khi thu hoạch lúa, rãi đều phân vi sinh Dascela trực tiếp lên rơm rạ với liều lượng 30 kg/ha, cho nước vào ngập ruộng và tiến hành trục vùi sâu lượng rơm rạ trên, giữ nước ổn định từ 7 – 10 ngày, sau đó làm đất để xuống giống vụ tới như thông thường.
Cơ chế phân hủy cellulose
Theo tập quán canh tác cổ truyền thì đốt đồng được nông dân cho là phương pháp nhanh và rẽ tiền nhất để thu dọn lượng rơm rạ trên ruộng gieo trồng vụ kế tiếp, tránh ngộ độc axít hữu cơ. Tuy nhiên, đốt đồng có tác động trên xấu đến đất và không khí. Sau khi đốt đồng sẽ làm mất đi hàm lượng chất hữu cơ có trong rơm rạ, trong đất và mất đi khoảng 50% quần thể vi khuẩn. Theo Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), trong 1 tấn rơm chứa 5-8 kg đạm, 1,2 kg lân, 20 kg kali, 40 kg silic và 400 kg carbon. Khi đốt đồng, 400 kg carbon bay vào không khí, gần như toàn bộ lượng đạm có trong rơm rạ mất hết (53 kg N/ha), khoảng 25% lân, 20% kali và 5-60% lưu huỳnh. Chất silic còn lại nhưng do bị đun nóng nên cây lúa không sử dụng được. Bên cạnh đó, đốt đồng còn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, làm phát thải một lượng lớn khí thải độc hại, góp phần biến đổi khí hậu toàn cầu. Đốt 1 ha có trung bình 7 tấn rơm sẽ phát thải 9,1 tấn khí CO2, 798 kg khí CO, 398 kg các chất hữu cơ độc hại và 12 kg tro bụi. Những chất hữu cơ độc hại bao gồm VOC (volatile organic compounds), polycyclic aromatic hydrocarbons PAH, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất công nghiệp….
Khi sử dụng phân vi sinh Dascela nông dân không cần đốt đồng mà cây lúa vẫn tránh được triệt để tình trạng ngộ độc axít hữu cơ đầu vụ, giúp lúa sinh trưởng tốt và tiết kiệm phân bón. Phân vi sinh phân hủy rơm rạ Dascela là một sản phẩm mới nhất mang tính độc đáo và đột phá của ngành công nghệ sinh học nhằm tạo ra nông sản chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường. Từ lượng rơm rạ được phân hủy giúp đất tơi xốp, màu mỡ hơn đồng thời trả lại cho đất các chất dinh dưỡng như N, P, K, Silic, Ca, S,…Đồng thời khi sử dụng Dascela sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do đốt đồng.
Thời gian vừa qua, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty DASCO cũng đã thực hiện nhiều mô hình thí điểm về việc kết hợp sử dụng kết hợp hai sản phẩm phân vi sinh Dasvila và Dascela tại Tháp Mười, An Giang và Long An đạt kết quả rất khả quan. Bộ đôi sản phẩm phân vi sinh Dasvila và Dascela của công ty DASCO giúp cây lúa tránh ngộ độc axít hữu cơ đầu vụ, cây lúa phát triển tốt trong giai đoạn đầu, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt thích hợp với những vùng đất sản xuất liên tục 3 vụ/năm. Những thành công bước đầu trong việc ứng dụng phân hủy rơm rạ là tiền đề tạo ra một hướng thâm canh mới thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, tận dụng được các nguồn phụ phẩm sẵn có vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp bền vững.
Tài liệu tham khảo
Cao Ngọc Điệp, 2011. Vi Khuẩn nội sinh thực vật, nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Phước Tuyên, 2013. Quản lý rơm rạ sau vụ lúa Đông Xuân.
Website http://dasco.vn (15 giờ ngày 20/3/2013).
http://www.nsl.hcmus.edu.vn (8 giờ ngày 23/3/2013).
Võ Hùng Nhiệm
Công ty Dasco
Nguồn:bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã